Khái niệm "robot sát thủ" lần đầu xuất hiện năm 1979, khi một công nhân 25 tuổi bỏ mạng dưới bàn tay một con robot
Kể từ thời điểm đó, nó đã trở thành nỗi ám ảnh không dứt với nhân loại.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 1979, Robert Williams, một công nhân 25 tuổi làm việc tại nhà máy sản xuất Ford Motor tại Michigan, được phân công thu gom và đếm các linh kiện ô tô tại đây. Bình thường thì công việc này được thực hiện bởi một cỗ máy robot khổng lồ, nhưng vì số liệu công ty nhận được từ cỗ máy này là thường xuyên không chính xác, nên Robert phải xuống tận nơi để đếm thủ công và thu gom lại các chi tiết thừa.
Trong lúc người công nhân xấu số này làm việc thì một cánh tay robot cũng nhắm đến các mảnh chi tiết đó. Vô tình, cánh tay robot quay ra đập trúng vào đầu Williams, khiến anh tử vong tại chỗ. 30 phút sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra mới có một công nhân khác phát hiện thấy xác của anh. Williams trở thành người đầu tiên tử vong bởi bàn tay của robot.
Cái chết của anh William chỉ là một tai nạn vô tình bởi sự thiếu các phương tiện bảo hộ lao động. Không có một báo động nào khi cánh tay robot di chuyển đến gần Williams, cũng không có sự điều chỉnh hành vi động tác nào khi nó chuẩn bị giáng xuống đầu anh. Vì vậy, vào năm 1979, trí thông minh nhân tạo đã bị cáo buộc là thiếu các chức năng đảm bảo an toàn. Hệ thống xử lý đơn vị, một bộ phận của công nghiệp Litton, đã phải đền bù cho gia đình Williams 10.000 USD.
Hai năm sau, tai nạn tiếp theo do robot đã diễn ra tại Nhật Bản. Vẫn với các tình tiết tương tự như vậy, cánh tay robot đã không phân biệt được người công nhân Kenji Urada và chi tiết máy móc khác, từ đó tiếp tục thực hiện các thao tác của mình và vô ý hạ sát người công nhân xấu số này.
Trong những năm kế tiếp, các nhà chế tạo robot, các nhà khoa học kỹ thuật, các chuyên gia nghiên cứu trí thông minh nhân tạo vẫn phải đau đầu đi tìm cách giải quyết vấn đề của robot về an toàn lao động cho con người. Một thập kỷ sau, những báo cáo về cái chết của con người do trí thông minh nhân tạo dường như trở nên quá bình thường và quen thuộc. Những chiếc ô tô tự động mang thương hiệu Tesla và Uber vẫn tiếp tục gây ra tai nạn cho các khách bộ hành xấu số nằm trên chặng di chuyển của chúng. Gần 10 năm sau vụ tai nạn đầu tiên, giới khoa học kỹ thuật dường như vẫn chưa có lời giải đáp cho sự an toàn tối thiểu với trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, những tai nạn đáng tiếc đó đều hoàn toàn chỉ là sự. Nhưng nỗi lo sợ ám ảnh với con người đã đi cả vào điện ảnh với 2 bộ phim khoa học viễn tưởng: “Terminator” và “Matrix”. Cả 2 bộ phim đều nói về khả năng có suy nghĩ và ý chí riêng của máy móc ngoài sự lập trình và điều khiển của con người. Và trong trường hợp này, đó là ý chí, mong muốn sát hại loài người.
Shimon Whiteson, phó giáo sư khoa chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Oxford và đồng sáng lập tổ chức Morpheus Labs, gọi vấn đề này là "sự sai lầm của nhân loại". Ông định nghĩa sự sai lầm đó là "Một vật thể có cấu tạo giống con người thì cũng sẽ có suy nghĩ, ham muốn giống con người. Ham muốn được tồn tại, được tự do, và cũng có phẩm cách như con người. Không có việc một hệ thống trí tuệ nhân tạo chỉ sở hữu, hay chỉ thể hiện những ham muốn mà chúng ta lập trình cho nó."
Theo ông, những lỗ hổng rất nhỏ có thể trở thành mối đe dọa với loài người. Đó là khi sự lập trình của nhà sáng chế khác hoàn toàn so với những gì con robot thực sự làm ở ngoài đời. Whiteson nói: “Làm sao có thể truyền tải các giá trị tới một hệ thống thông minh để nó thực hiện những hành động đúng với ý muốn của người sáng chế? Sự khác biệt càng trở nên lớn hơn khi máy tính ngày một thông minh và tự trị.”
Ông Whiteson cho rằng mối đe dọa lớn hơn cả là việc các nhà khoa học nghiên cứu và chế tạo những con robot thực sự khả năng giết người nằm ngoài quyền kiểm soát phục vụ cho các mục đích quân sự. Đó cũng là lí do tại sao tất cả các nhà nghiên cứu robot trên khắp thế giới đã cùng ký tên vào tuyên bố cấm hoàn toàn công nghệ này. Năm 2018, hội Liên hợp quốc đã họp và thảo luận về khái niệm “robot sát thủ”. Tuy rằng robot không cần thiết phải có khả năng phát triển ý chí giết hại loài người, nhưng không ai bảo đảm rằng sẽ không có người có ý định lập trình để tạo ra khả năng đó. Và cũng chưa ai dám chắc rằng một sơ suất nhỏ trong lập trình không thể nào tạo ra những con robot thực sự đe dọa tới sự tồn vong của nhân loại.
Tham khảo: Howstuffworks
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng