Khám phá bất ngờ: Sông Nile 30 triệu năm tuổi có thể trở thành công cụ nghiên cứu địa chất đắc lực cho khoa học
Ai mà ngờ được rằng một con sông có thể trở thành công cụ nghiên cứu lớp vỏ lớn nhất Trái Đất?
- Doanh nhân 25 tuổi phát minh ra sà lan lượm rác trên sông trước khi trôi ra biển
- Cận cảnh chuyên gia Nhật Bản tắm nước sông Tô Lịch
- Chỉ 3 ngày làm 'bay' mùi hôi sông Tô Lịch: Công nghệ Nhật sẽ đặt dưới đáy sông là gì?
- Phát hiện lượng hạt nhân khổng lồ tích trữ trong các dòng sông băng của Trái đất
- Hình chụp Sao Hỏa từ vệ tinh cho thấy vết tích những dòng sông cổ có tuổi thọ cả tỷ năm
Theo khảo sát địa chất, các nhà khoa học cho thấy sông Nile tại Ai Cập đã có tuổi thọ ít nhất là 30 triệu năm. Nghiên cứu mới về con sông cổ đại lại vừa mở ra một khám phá mới: nhiều khả năng đường đi của sông Nile chính là đường chảy của các dòng vật chất thuộc lớp manti - mantle, lớp thứ hai sau lớp vỏ Trái Đất, chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng Địa Cầu.
Lớp địa chất lớn nhất Hành tinh Xanh vẫn là điều bí ẩn với khoa học, bởi lẽ nó nằm quá sâu và quá rộng lớn để nghiên cứu hết. Thế nhưng, trong một động thái vô cùng liên quan khác, các nhà khoa học mới đăng tải một báo cáo nghiên cứu trên Nature, tuyên bố rằng sông Nile có tuổi đời già hơn nhiều khảo sát trước đây chỉ ra, và một loạt các học thuyết mới xuất hiện.
Giới khoa học đã tranh cãi nhiều năm trời về tuổi thọ sông Nile, con sông dài nhất Châu Phi và trên một số định nghĩa, xứng danh hiệu con sông dài nhất thế giới (tổng cộng 6.650 km, tranh chấp vị trí dài nhất với sông Amazon). Nhưng tranh cãi xoay quanh sông Nile không xoáy vào độ dài của nó, mà vào tuổi thọ của Nile:
- Mô hình 1 cho thấy khoảng 5-6 triệu năm trước, một con sông khác đã rẽ nhánh để trở thành sông Nile.
- Mô hình 2 cho thấy sông Nile đã chảy như vậy suốt 30 triệu năm nay.
Có một điểm tương đồng giữa hai mô hình giả lập này: chúng đều nêu lên lịch sử lâu đời của con sông (được cho là) dài nhất thế giới.
Nghiên cứu mới ủng hộ giả thuyết mà mô hình 2 nêu ra, một loạt bằng chứng mới (bao gồm cả những mô hình mới, dữ liệu mới) cho thấy cao nguyên Ethiopia đã nổi cao lên khoảng 30 triệu năm trước, và thoải xuống khi tiến gần tới bờ biển Địa Trung Hải, nơi sông Nile chảy ra vùng nước lớn.
Ảnh vệ tinh của sông Nile Trắng, xin lỗi vì đã khiến bạn kéo mỏi tay.
Sông Nile khác với nhiều “anh em sông ngòi” khác, nó không khởi nguồn từ vùng núi cao mà xuất phát từ hoạt động địa chất, khi một vùng đất bị các mảng địa chất đẩy lên cao thành cao nguyên. Một nghiên cứu cũ hơn cũng từ đội ngũ viết báo cáo khoa học mới chỉ ra rằng, ở cửa sông Nile tồn tại những viên đá có niên đại 20-30 triệu năm tuổi, có cấu trúc tương tự với đá ở vùng cao nguyên Ethiopia, nơi sông Nile bắt đầu.
Nghiên cứu mới mang tính đột phá bởi nó chứng minh điều chưa ai nghĩ tới: sông ngòi có thể là một công cụ quan trọng để nghiên cứu hoạt động địa chất của lớp manti nằm bên dưới vỏ Trái Đất.
“Nếu ta có thể phát hiện ra dấu hiệu khác cho thấy hoạt động của lớp manti bí ẩn nằm sâu trong lòng đất, chẳng phải quá tuyệt sao”, Claudio Faccenna, giáo sư địa chất học đang công tác tại Đại học Texas cho hay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng