(GenK.vn) - Phiên bản nâng cấp M1 trang bị hệ thống tên lửa và radar thế hệ mới.
Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Tunguska-M1 gồm các tổ hợp vũ khí phòng không di động tầm ngắn tiên tiến có khả năng chiến đấu ngay cả khi đang di chuyển hoặc tại trận địa cố định, được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, chống lại các phương tiện chiến đấu như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, các phương tiện tiến công đường không tầng thấp khác và cả tên lửa hành trình tầm thấp. Một hệ thống Tunguska-M1 có giá lên tới 17,5 triệu USD.
Từ ngày 8 tháng 9-1970, hệ thống vũ khí này được phát triển tại Phòng thiết kế công cụ KBP ở Tula nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ Quốc phòng Xô Viết. Công việc phát triển nằm dưới sự điều hành của Tổng công trình sư A.G. Shipunov, được bắt đầu trên một hệ thống pháo phòng không 30 mm nhằm thay thế cho pháo phòng không tự hành 23 mm ZSU-23-4.[1]
Dự án được gọi tên là "Tunguska" nhằm khắc phục những nhược điểm của ZSU-23-4 (không có cảnh báo sớm và phòng không tầm thấp) và có thể tiêu diệt được các loại máy bay cường kích mới đang phát triển chẳng hạn như A-10 Thunderbolt II và các loại máy bay cường kích mới được thiết kế lớp giáp có thể chống được đạn pháo 23 mm. Các nghiên cứu đã tiến hành chứng minh rằng pháo 30 mm chỉ cần số lượng đạn ít hơn từ 2 đến 3 lần là có thể tiêu diệt được mục tiêu so với pháo 23 mm của ZSU-23-4. Các thử nghiệm cũng chỉ ra khả năng có thể bắn hạ một chiếc MiG-17 đang bay với vận tốc 300 m/s, với cùng một lượng đạn, pháo 30 mm sẽ cho kết quả xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn 1,5 lần so với pháo 23 mm. Tầm cao của đạn để tiêu diệt mục tiêu cũng tăng từ 2.000 lến đến 4.000 m và hiệu quả tăng lên khi tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp mỏng hoạt động trên mặt đất cũng được thử nghiệm này xác định.
Những yêu cầu ban đầu đặt ra cho hệ thống này đã đạt được như hiệu quả về tầm bắn, độ cao và hiệu quả chiến đấu đều tăng gấp 2 lần so với ZSU-23-4. Ngoài ra, hệ thống có thời gian phản ứng dưới 10 s. Do đặc điểm giống nhau trong điều khiển hỏa lực của pháo và tên lửa, các kỹ sư đã quyết định Tunguska sẽ là một hệ thống phòng không kết hợp cả pháo và tên lửa. Bằng cách kết hợp đó, hệ thống Tunguska có hiệu quả hơn so với ZSU-23-4, có thể cùng lúc tiêu diệt các mục tiêu tầm cao bằng tên lửa và mục tiêu tầm thấp bằng pháo.
Tunguska trải qua nhiều đợt cải tiến khi năm 2003, lực lượng vũ trang Nga chấp nhận hệ thống Tunguska-M1 hay 2K22M1 được đưa vào phục vụ. Phiên bản M1 sử dụng tên lửa 9M311-M1 mới với một số thay đổi cho phép 2K22M1 tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa hành trình bằng cách thay thế ngòi nổ cận đích với 8 chùm laser bằng ngòi nổ vô tuyến. Thêm các sửa đổi tạo khả năng phòng thủ tốt hơn trước biện pháp đối phó hồng ngoại (IR) bằng cách thêm hệ thống pháo sáng tự theo dõi tên lửa với một đèn báo bị chiếu tia hồng ngoại. Các cải tiến khác bao gồm tăng tầm bắn tên lửa lên tới 10 km, cải tiến thiết bị theo dõi quang học và độ chính xác, nâng cao khả năng phối hợp điều khiển hỏa lực giữa các bộ phận của một tiểu đoàn và trụ sở chỉ huy. Nhìn chung Tunguska-M1 có hiệu quả chiến đấu cao gấp 1,3-1,5 lần so với Tunguska-M.
Hệ thống Tunguska-M1 bao gồm các tổ hợp khí tài chiến đấu, khí tài bảo đảm chiến đấu và huấn luyện.
Tổ hợp khí tài chiến đấu gồm:
• Các xe phòng không tự hành 2S6M1;
• Các đạn tên lửa phòng không 9M311-1M chứa sẵn trong 8 ống mang phóng trên mỗi xe phòng không tự hành
• Cơ số đạn pháo phòng không 30mm.
Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu gồm:
• Khí tài sửa chữa, bảo đảm chiến đấu cho tổ hợp xe phòng không tự hành và kiểm chỉnh đồng bộ đạn tên lửa;
• Phương tiện chuyên chở, xếp dỡ và bảo quản đạn tên lửa và đạn pháo phòng không;
• Bộ linh kiện, phụ tùng sửa chữa và thay thế cho các cấu phần của hệ thống.
Pháo 2A38 30 mm và 2A38M mới nhất được thiết kế bởi Phòng thiết kế công cụ KBP và sản xuất tại Công ty cổ phần Tulamashzavod. Những khẩu pháo này có chế độ bắn lựa chọn với tốc độ bắn từ 3.900 đến 5.000 viên/phút (1.950 đến 2.500 phát/phút cho mỗi khẩu), và có sơ tốc đầu nòng là 960 m/s. Các loạt xạ kích thường bắn ra từ 83 đến 250 viên tùy thuộc vào loại mục tiêu, với tầm bắn từ 0,2 đến 4 km và độ cao là 4 km. Đạn phá giáp (HE-T) và đạn phá mảnh (HE-I) được sử dụng và được trang bị với một ngòi chạm nổ và định thời gian A-670, trong đó bao gồm một cơ chế tự hủy và ngòi nổ lặp lại. Các khẩu pháo này có thể được nâng lên và hạ xuống góc 87 đến -10 độ và như vậy có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất cũng như mục tiêu trên không. Tunguska-M1 có thể xạ kích bằng pháo của mình trong 2 chế độ vận hành chính là radar và quang học. Trong chế độ radar việc theo dõi và bám mục tiêu là hoàn toàn tự động, các khẩu pháo ngắm bắn sử dụng dữ liệu từ radar. Trong chế độ quang học, xạ thủ theo dõi và bám mục tiêu thông qua kính ngắm ổn định 1A29, với dữ liệu tầm bắn do radar cung cấp. Tunguska-M1 có xác suất tiêu diệt mục tiêu là 0,8 với pháo trang bị cho hệ thống.
Hẹ thống Tunguska-M1 sử dụng tên lửa cải tiến 9M311-M1 có tầm bắn lên tới 10 km. Tên lửa có 2 tầng, tầng đầu là một động cơ đẩy có 4 cánh gấp, động cơ này làm tên lửa tăng tốc lên tới 900 m/s. Tầng thứ hai gồm động cơ với 4 cánh cố định, và 4 cánh điều khiển mặt để lái tên lửa. Toàn bộ tên lửa có chiều dài khoảng 2,56 m và trọng lượng là 57 kg.
Quá trình dẫn hướng cho tên lửa được thực hiện bởi xạ thủ. Xạ thủ sẽ sử dụng kính ngắm phóng đại 1A29 của Tunguska với trường thị lực là 8 độ để bám theo mục tiêu và tên lửa có sử dụng một pháo sáng hoặc đèn phát xung để được tự động theo dõi bởi các thiết bị quang học trên xe. Độ lệch của tên lửa so với mục tiêu theo dõi được sử dụng để tính toán các lệnh dẫn hướng cho tên lửa. Radar theo dõi được sử dụng để gửi các lệnh vô tuyến đến tên lửa, tạo thành hệ thống bán tự động (lệnh - vô tuyến) với tầm nhìn thẳng quang học (SACLOS) cho Tunguska. Xạ thủ xử lý bước đầu các thông tin về mục tiêu bằng hệ thống radar tìm kiếm. Khi tên lửa được lái vào bán kính 5 m tính từ mục tiêu, một đầu nổ vô tuyến (9M311-M1) hoặc laser sẽ được kích hoạt. Đầu nổ nặng khoảng 9 kg, và là một hệ thống nẹp gắn kết liên tục (continuous-rod), bao gồm các thanh dài 600 mm và đường kính từ 6 đến 9 mm với mặt cắt ngang hình cánh hoa. Khi phát nổ, phần cắt ngang làm cho các thanh kim loại sẽ bị phá vỡ thành những mảnh có trọng lượng từ 2 đến 3 g. Các que tạo thành một vòng đai các mảnh vỡ khoảng 5 m từ tâm nổ. Bên ngoài các thanh này là một lớp phân mảnh khối thép nặng 2-3 g. 9K22 có xác suất tiêu diệt mục tiêu là 60% với tên lửa (9M311).
Video TUNGUSKA-M1 phô trương sức mạnh:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng