Khi bạn nghe một đứa trẻ than không công bằng, hãy áp dụng Lý Thuyết Trò Chơi

    Kushman,  

    Danh sách những thứ “không công bằng” của trẻ cong dài vô tận. Dù là nút bấm thang máy, hay bánh quy đã chia đều, ai được thơm má đi ngủ trước hay ai được dùng cốc tím đặc biệt, trẻ em yêu cầu sự công bằng chuẩn xác tới mức gần như không thể đạt được.

    Ngay khi ba đứa trẻ 5 tuổi nhà Kristina Dooley thấy một cái thang máy, chúng chạy đua xem ai sẽ vào thang máy trước.

    “Ngay khi chúng chạy ra chỗ nút bấm, nắm đầu cùi chỏ bắt đầu bay loạn xạ,” cô kể. Ngay lập tức, cô nghe thấy lời kêu “Thế là không công bằng!” từ những đứa không ấn được nút.

    Danh sách những thứ “không công bằng” của trẻ cong dài vô tận. Dù là nút bấm thang máy, hay bánh quy đã chia đều, ai được thơm má đi ngủ trước hay ai được dùng cốc tím đặc biệt, trẻ em yêu cầu sự công bằng chuẩn xác tới mức gần như không thể đạt được.

    Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng con người đã tiến hoá theo hướng đòi hỏi sự đối đáp công bằng – một xu hướng mà nhiều các loài động vật xã hội cũng có. Trong một nghiên cứu nổi tiếng, một con khỉ được thưởng với một củ dưa chuột khá thoả mãn cho đến khi nó nhìn thấy bạn nó được thưởng vì công việc y hệt nhưng là bằng quả nho. Phản ứng này có thể khá là quen thuộc với bậc cha mẹ. Con khỉ ném quả dưa chuột vào người chủ và giẫy đành đạch trong lồng.

    Ở con người, mong muốn được đối xử công bằng biểu lộ rất sớm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng ở trẻ chỉ 19 tháng tuổi có vẻ đã hiểu khái niệm sự công bằng, và biểu lộ sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hành động thiên vị - ví dụ như khi một người được cho đồ chơi còn người khác thì không. Ở tuổi thứ 7, một số trẻ em sẽ chọn từ chối nhận phần lớn hơn người khác.

    “Nguồn gốc của sự ghen tuông rất dễ thấy - Ở trong bất kì hình thái sống có tổ chức nào, bạn cần phải cẩn thận để ý không cho ai có nhiều hơn bạn.” theo Paul Raebun – đồng tác giả cuốn “Lý Thuyết Trò Chơi cho Cha Mẹ”.

    Mong muốn không muốn có nhiều hơn người khác cũng có thể giải thích được. Trong một xã hội săn bắt – hái lượm khi mà sự khan hiếm xảy ra thường xuyên, chia sẻ lương thực khi bạn có nhiều gia tăng khả năng người khác sẽ chia sẻ khi bạn thiếu thốn. “Điều đó đem lại lợi thế sinh tồn.” Ông nói.

    Do mong muốn cuộc sống công bằng giống như bản năng của trẻ em, tốt nhất là không nên chống lại nó, theo Raeburn. Thay vào đó, ông khuyên áp dụng lí thuyết trò chơi cơ bản để giúp trẻ em đưa ra quyết định công bằng và ngừng đôi co. Chúng bao gồm:

    - Tôi chia bạn chọn: Chiến thuật kinh điển cho việc chia đồ đạc đơn giản như bánh, cho phép mỗi trẻ lựa chọn: Một người cắt phần và những người còn lại chọn. Chiến thuật này có yếu điểm, nếu vật được chia đều có giá trị khác nhau với mỗi đứa trẻ, hay nếu có hơn hai đứa trẻ với cùng một lựa chọn.

    - Lần lượt: Khi trẻ em có nhiệm vụ chung sức dọn dẹp, khuyên chúng “bé nhặt món này lên rồi bạn ấy sẽ nhặt món tiếp theo. Chúng tôi có kết quả hỗn hợp với chiến thuật này” Raeburn thừa nhận. Con trai 9 tuổi của ông đã lợi dụng chiến thuật để khiến em trai 6 tuổi làm nhiều hơn. “Chiến thuật này có lẽ hoạt động tốt hơn với trẻ gần tuổi nhau hơn, hay ít nhất trên 7 tuổi.”

    - Độc tài ngẫu nhiên: Trong chiến thuật này, một gia đình phải đưa ra lựa chọn ảnh hưởng tới mọi thành viên trong nhà (xem phim gì, ăn gì), sẽ cho mỗi thành viên viết ra lựa chọn, rồi chọn bốc thăm ngẫu nhiên. Một người sẽ đưa ra lựa chọn cho cả nhà, nhưng ai thì là do ngẫu nhiên.

    - Đấu giá: Cách lựa chọn người đưa ra quyết định? Thử đấu giá quyền đó cho người sẵn sàng trả nhiều nhất bằng việc nhà, các quyền lợi khác hay thậm chí kẹo Halloween. “Điều này cần một sự học hỏi nhất định,” theo Raeburn. “Rất dễ để một đứa trẻ đánh giá cao một thứ gì đó và cuối cùng phải làm rất nhiều việc nhà.” Đầu tiên, cha mẹ cần theo dõi sự công bằng của buổi đấu giá – nếu trẻ em thích chúng sẽ tự mở đấu giá lần sau.

    Ngay cả nếu bạn áp dụng mượt mà các chiến thuật này, vẫn sẽ có lúc trẻ cảm thấy không công bằng.

    “Đừng phản kháng”, Laura Markham, tác giả cuốn “Cha mẹ yên tâm, Con cái Hạnh phúc”. Cha mẹ phải hiểu rằng đôi lúc, bất kể sự phân chia lôgic đến đâu đối với ta thì đứa trẻ vẫn sẽ cảm thấy ít được yêu thương hơn. Ngay cả người lớn tuổi biết rằng rất khó chịu khi mà ai đó có được món quà bạn mong muốn, hay nhiều kem trong ly hơn. Hãy tìm cách nói công nhận cách nhìn của đứa trẻ.

    “Cố tập trung vào việc liệu bạn có đáp ứng được nhu cầu cá nhân của chúng không thay vì lo lắng liệu mỗi đứa có nhận một phần đều nhau chính xác.” Tiến sĩ Markham nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày