Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường

    PnM, https://apnews.com/article/coronavirus-education-fake-vaccination-cards-8c4ca2b4d54434c2fc022b34087d 

    Một quảng cáo trên trang web Buy Real Fake Passport (Mua hộ chiếu giả-như-thật) cho biết, các "đầu nậu" có thể sản xuất hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin giả tùy theo nhu cầu thị trường.

    Việc một số trường đại học bắt buộc sinh viên trình giấy chứng nhận tiêm chủng để trở lại lớp khiến nhiều "sinh viên phản đối vắc-xin" đang tìm cách gian lận.

    Theo hãng tin AP ngày mùng 9 tháng 8, giảng viên và sinh viên hàng chục trường học tại Mỹ cho biết họ đang lo ngại vấn nạn học sinh, sinh viên dùng giấy chứng nhận tiêm chủng giả để được đến trường.

    Một tài khoản có tên covid19_vaccinationcards trên mạng xã hội Instagram đã bán giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 với giá 25 đô la Mỹ/một tờ cho những người từ chối tiêm vắc xin. Một người dùng trên Telegram cũng giao bán giấy chứng nhận đã tiêm chủng ngừa covid-19 với giá 200 đô la. Ngày càng nhiều người rao bán lẫn tìm mua giấy chứng nhận giả trên mạng xã hội, trong đó có những người muốn có giấy chứng nhận để được đến trường.

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 1.

    Một người dùng trên diễn đàn Reddit bình luận trong một chủ đề về giấy chứng nhận tiêm vắc xin covid-19 giả: "Tôi cũng cần một cái cho trường học. Tôi từ chối trở thành chuột thí nghiệm.".

    Trên Twitter, một người dùng chia sẻ: "Con gái tôi đã mua hai chứng minh thư giả trên mạng với giá 50 đô la Mỹ khi đang học đại học. Chúng được vận chuyển từ Trung Quốc. Có ai biết link mua giấy chứng nhận vắc xin không?". Hiện đã có hơn 70.000 lượt chia sẻ bài đăng của người dùng nói trên.

    Cho tới nay, theo AP, có ít nhất 675 trường đại học và cao đẳng ở Mỹ yêu cầu giấy chứng nhận tiêm vắc xin covid-19. Thủ tục ở nhiều trường rất đơn giản: chỉ yêu cầu sinh viên đăng hình giấy chứng nhận lên cổng thông tin dành cho sinh viên.

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 2.

    Bức ảnh này do Đại học Bang New Mexico cung cấp cho thấy y tá Marissa Archuleta của trung tâm chăm sóc sức khỏe Aggie Health and Wellness Center đang tiêm Vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson cho Lauren Naranjo trong phòng khám tại Trung tâm Corbett ở Las Cruces, New Mexico ngày 13 tháng 5 năm 2021. Các cơ sở giáo dục đại học của New Mexico đang nỗ lực toàn diện để tiêm vắc xin cho những người trẻ tuổi trên toàn tiểu bang. Dù có hay không yêu cầu chứng nhận tiêm chủng, các nhà lãnh đạo của các trường cao đẳng và đại học cho biết họ đang theo dõi để tăng tỷ lệ tiêm chủng trong nhà trường lên mức cao hơn nhiều lần so với cộng đồng xung quanh. (Josh Bachman / Đại học Bang New Mexico nói với hãng tin AP)

    Tại thành phố Nashville, ở tiểu bang Tennessee, trường đại học Vanderbilt sẽ giữ lại đơn đăng ký khóa học của sinh viên cho đến khi họ có giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc được miễn trừ do vấn đề sức khỏe hay tôn giáo.

    Trong khi đó, đại học Michigan nói rằng, trường có hệ thống xác nhận việc tiêm chủng của nhân viên và sinh viên. Một phát ngôn viên của trường cho biết, đến nay họ không gặp vấn đề gì với việc buộc sinh viên phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, ông Benjamin Mason Meier, giáo sư chính sách y tế toàn cầu tại Đại học Bắc Carolina (UNC) ở Chapel Hill đặt ra nghi vấn về cách mà các trường có thể xác nhận các giấy chứng nhận tiêm chủng covid-19.

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 3.

    Ông nói: "Không giống như hầu hết các quốc gia có hệ thống điện tử khác, nước Mỹ đang phải dựa vào một tờ giấy mỏng manh để chứng nhận việc tiêm chủng."

    Tuần trước ông Meier đã đăng một tweet với nội dung về cuộc trò chuyện với một số sinh viên đang lo lắng về khả năng dễ tiếp cận của những tờ giấy chứng nhận tiêm vắc xin giả. Những sinh viên này cho biết đã có vài người nộp loại giấy như vậy cho trường đại học.

    Giáo sư Meier nói: "Cần phải có các chính sách về trách nhiệm giải trình để đảm bảo rằng mọi sinh viên đều hành động vì lợi ích chung của toàn trường.".

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 4.

    Hình ảnh không ghi ngày tháng này được cung cấp bởi Tòa án Quận Bắc California (Hoa Kỳ) cho thấy hai thẻ hồ sơ tiêm chủng CDC COVID-19 giả mạo. Đây là một phần trong số các chứng cứ của vụ án hình sự. Với hơn 600 trường cao đẳng và đại học hiện đang yêu cầu bằng chứng về việc đã tiêm chủng vắc xin COVID-19, một ngành công nghiệp cung cấp thẻ vắc xin giả trực tuyến đã nhanh chóng ra đời. Hàng chục sinh viên được Associated Press phỏng vấn cho biết họ đã biết về sự xuất hiện của thẻ tiêm chủng covid-19 giả, mặc dù không ai thừa nhận đã thực sự sử dụng thẻ này. (Tòa án Quận của Hoa Kỳ cho Quận phía Bắc của California cung cấp cho AP)

    Trong một tuyên bố với AP, UNC cho biết họ đang tiến hành xác minh định kỳ các loại giấy tờ, và việc gian dối về tình trạng tiêm chủng hoặc làm giả giấy tờ là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của trường về COVID-19 và có thể bị kỷ luật.

    Đại diện đại học Bắc Carolina nói: "Điều quan trọng cần lưu ý là đến nay UNC-Chapel Hill vẫn chưa tìm thấy bất kỳ trường hợp nào mà sinh viên đăng tải lên giấy chứng nhận tiêm vắc xin giả. Ở thời điểm này những thông tin đó chỉ là tin đồn mà thôi".

    Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên và giảng viên khác của trường lại bày tỏ mối quan ngại của họ về những cáo buộc liên quan đến làm giả giấy chứng nhận tiêm vắc xin.

    Rebecca Williams, cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư hỗn hợp Lineberger của UNC và Trung tâm Nâng cao Sức khỏe và Phòng ngừa Bệnh tật, cho biết tuy có lo lắng về những thông tin này nhưng cô không hề ngạc nhiên.

    "Đây là lý do tại sao tôi tin rằng việc phát triển một ứng dụng Hộ chiếu vắc xin kỹ thuật số quốc gia đáng tin cậy là điều rất quan trọng. Đó là vì lợi ích của tất cả các tổ chức và doanh nghiệp muốn yêu cầu bằng chứng tiêm chủng cho nhân viên, sinh viên hoặc khách hàng quen của họ," Williams nói.

    According to a spokesperson for the FBI's Jacksonville office, buying or selling the fake CDC cards could result in five years in prison or a $5,000 fine.

    Phóng viên của tờ AP đã trò chuyện với một vài sinh viên trên khắp nước Mỹ. Họ yêu cầu giấu danh tính và nói rằng họ đã biết về chuyện cố gắng để có được những giấy tờ giả.

    Một số viên chức của trường thừa nhận rằng không thể có một hệ thống miễn nhiễm hoàn toàn với lừa đảo.

    Michael Uhlenkamp, phát ngôn viên của văn phòng hiệu trưởng tại Đại học Bang California cho biết: "Giống như bất kỳ hệ thống nào yêu cầu việc chứng nhận, việc một cá nhân làm sai lệch tài liệu là có khả năng.". Hệ thống trường học bang Carolina hiện là hệ thống lớn nhất trên toàn nước Mỹ với khoảng 486,000 sinh viên tại 23 cơ sở cần giám sát mỗi năm.

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 6.

    Tiến sĩ Sarah Van Orman phát biểu trong một cuộc họp báo năm 2015 tại Bascom Hall

    Tiến sĩ Sarah Van Orman là giám đốc y tế tại Đại học Nam California kiêm thành viên của lực lượng đặc biệt ứng phó COVID-19 của Hiệp hội Đại học Y tế Hoa Kỳ. Bà cho rằng, khuôn viên các trường đại học là môi trường đặc biệt thách thức để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 từ hàng chục nghìn sinh viên đến trường từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng ngay cả khi sinh viên cố tình làm giả giấy tờ chứng nhận tình trạng tiêm chủng của họ thì điều đó cũng chỉ gây tác động hạn chế.

    "Tôi cho rằng số lượng sinh viên làm điều đó sẽ rất ít nên nó không ảnh hưởng đến khả năng có được miễn dịch cộng đồng tốt của chúng tôi." - bà Orman nói.

    Hồi tháng 3, mối lo ngại về giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả đã buộc FBI phải đưa ra một tuyên bố chung với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) kêu gọi mọi người không mua bán, sản xuất các loại giấy chứng nhận tiêm vắc xin giả.

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 7.

    Việc sử dụng chứng nhận tiêm chủng điện tử ở Mỹ vẫn gặp nhiều vấn đề khiến cho các loại giấy chứng nhận vẫn còn được sử dụng

    Việc sử dụng trái phép con dấu chính thức của một cơ quan chính phủ như HHS hoặc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh là một tội danh liên bang và có thể bị phạt tiền và phạt tù tối đa là 5 năm.

    Vào tháng 4, một liên minh lưỡng đảng gồm 47 tổng chưởng lý bang đã gửi một lá thư tới các CEO của Twitter, Shopify và eBay để gỡ bỏ những quảng cáo hoặc liên kết bán giấy chứng nhận tiêm vắc xin giả mạo.

    Nhiều trang web đã đưa những từ khóa liên quan đến giấy tờ giả vào danh sách đen, thế nhưng những "gian hàng" mua bán giấy tờ giả vẫn xuất hiện trên các ứng dụng nhắn tin, diễn đàn chat và web đen.

    Các "thương gia" vẫn rao bán thẻ vắc xin COVID-19, các loại giấy chứng nhận khác và cả hộ chiếu trên những trang web như Counterfeit Center, Jimmy Black Market, và Buy Express Documents. Một số mặt hàng có giá tới 400 Euro (khoảng 473,49 USD – tương đương gần 11 triệu VND).

    Một quảng cáo trên trang web Buy Real Fake Passport (Mua hộ chiếu giả-như-thật) cho biết, các "đầu nậu" có thể sản xuất hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn giấy chứng nhận tiêm chủng giả tùy theo nhu cầu thị trường.

    Saoud Khalifah, người sáng lập kiêm CEO của phần mềm phát hiện lừa đảo Fakespot, nói: "Nó đang ẩn mình ngay trước mũi chúng ta. Nếu bạn muốn thì bạn có thể tìm ra nó. Nếu chúng ta thấy những dấu hiệu về việc người ta dùng thẻ giả để được vào cửa Lollapalooza (một lễ hội âm nhạc kéo dài bốn ngày được tổ chức hàng năm tại Công viên Grant ở Chicago, Illinois) và các lễ hội khác thì xu hướng này sẽ tiếp tục tại các trường đại học.".

    Hồi tháng 7, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố vụ truy tố tội phạm liên bang đầu tiên liên quan đến giả mạo thẻ tiêm chủng và giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19. Juli A. Mazi, 41 tuổi, một bác sĩ vật lý trị liệu ở Napa, California, đã bị bắt và bị cáo buộc hai tội danh: gian lận cước điện thoại và khai man các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

    Khó hiểu và giận dữ: Không muốn tiêm vắc xin miễn phí, nhiều sinh viên Mỹ lại bỏ cả đống tiền mua giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả để được đến trường - Ảnh 8.

    Bác sỹ Juli A. Mazi, 41 tuổi bị cáo buộc liên quan đến giả mạo thẻ tiêm chủng và giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19

    Các tài liệu của tòa án cáo buộc người phụ nữ này đã bán "giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin Moderna" giả mạo cho khách hàng. Trong một số trường hợp, các tài liệu cho thấy Mazi đã tự điền vào các giấy tờ, viết tên riêng của mình và cả số lô vắc xin Moderna mà thực tế cô ta đã không tiêm.

    Đối với các khách hàng khác, Mazi cung cấp những phiếu tiêm chủng vắc xin COVID-19 trống của CDC và bảo họ viết vào là đã tiêm vắc xin Moderna với số lô cụ thể.

    Việc yêu cầu sinh viên phải tiêm chủng để được tham gia lớp học tại các trường cao đẳng và đại học đã trở thành một vấn đề chính trị gây tranh cãi ở một số bang của Mỹ.

    Tại ít nhất 13 tiểu bang bao gồm Ohio, Utah, Tennessee và Florida, pháp luật tiểu bang không cho phép các trường cao đẳng công lập yêu cầu tiêm chủng COVID-19, nhưng các cơ sở tư nhân ở cùng tiểu bang đó thì lại có thể.

    Trong số những tiểu bang từng giới thiệu và thông qua các dự luật "cấm các cơ sở giáo dục bắt buộc yêu cầu tiêm vắc xin COVID-19", mối quan tâm chính của họ thường là vi phạm quyền hoặc tự do cá nhân.

    Tuy nhiên, theo một tuyên bố của Hiệp hội Y tế Đại học Hoa Kỳ và các tổ chức giáo dục khác, những hạn chế này cản trở khả năng hoạt động đầy đủ và cả sự an toàn của các trường đại học.

    "Việc đưa ra các quyết định hành chính ở một số nơi đã làm mai một ý nghĩa tốt đẹp của khoa học về sức khỏe cộng đồng" - Orman nói. "Không phải lúc nào các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta cũng chịu ủng hộ."

    Một số sinh viên đại học đã sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter và TikTok để bày tỏ sự phẫn nộ của họ đối với những sinh viên khác sở hữu thẻ tiêm chủng vắc xin giả.

    Maliha Reza, một sinh viên đang theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Bang Pennsylvania, cho biết, thật khó hiểu đến kinh ngạc khi mà sinh viên phải bỏ tiền để mua thẻ tiêm chủng giả trong khi họ được tiêm vắc-xin COVID-19 miễn phí.

    "Tôi cảm thấy tức giận về điều đó, thậm chí cục tức trong tôi còn lớn hơn cả những gì mà tôi có thể diễn tả vào lúc này," Reza nói. "Thật là ngớ ngẩn khi vắc xin thì miễn phí và ai cũng có thể tiếp cận trên toàn quốc."

    Theo AP News

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày