Khoa học đã tìm ra cách tốt nhất giúp bạn học nhanh lên gấp đôi

    PV,  

    Bạn có thể học nhanh gấp đôi các kỹ năng bằng cách đưa ra những thay đổi tinh tế vào thói quen luyện tập hàng ngày.

    Thông thường, việc rèn luyện kỹ năng vận động được hình thành như sau: bạn sẽ xây dựng một “bộ nhớ cơ bắp” bằng cách thực hiện máy móc việc rèn luyện này sao cho thật nhanh và thật hiệu quả. Điều đó sẽ được thông qua việc lặp đi lặp lại đến khi thuộc lòng – như là chơi đi đấu lại hàng trăm trận tennis, hoặc luyện đi luyện lại bản nhạc âm giai pha trưởng cho đến khi ngón tay bạn bật máu…

    Việc rèn luyện như thế này không có nghĩa là sai, nhưng các nhà nghiên cứu tại Hopkins nói rằng vẫn chưa đầy đủ. Thay vì lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn có thể làm nhanh hơn – thậm chí nhanh gấp đôi – nếu bạn biết cách thay đổi thói quen của mình.

    Bạn muốn có những cú đánh bóng chày xuất sắc? Hãy dùng một cây gậy đánh bóng nhỏ hơn và nhẹ hơn. Bạn muốn chơi một bản nhạc 12 bar blues với âm giai A trưởng bằng guitar? Hãy dành 20 phút chơi blues với âm giai E trưởng trước xem sao.

    “Chúng tôi đã nhận ra rằng, nếu bạn thực hành với mức độ nhẹ trước, bạn sẽ học nhanh hơn là luyện tập đúng mức độ bạn mong muốn và lặp đi lặp lại nó trong nhiều ngày nhiều tháng”, Pablo Celnik, tác giả nghiên cứu vấn đề này phát biểu trong một tuyên bố.

    Và để đưa ra được kết luận này, họ đã làm như sau.

    Các nhà nghiên cứu đã tuyển 86 tình nguyện viên và yêu cầu họ tìm hiểu xem làm thế nào để thực hiện một nhiệm vụ liên quan đến việc di chuyển con trỏ chuột trên màn hình máy tính. “Bài trắc nghiệm gồm có 5 cửa sổ và một khoảng trống home trên màn hình, những người tham gia được yêu cầu di chuyển con trỏ từ khoảng trống home đến các cửa sổ khác nhau kia sao cho phù hợp, bằng cách ấn vào một thiết bị đặc biệt được kết nối với máy tính, và di trỏ chuột một cách nhanh chóng và chính xác nhất có thể”.

    Về cơ bản, mọi người phải học cách nhấn chuột chính xác để đưa trỏ chuột tới điểm cần đến hơn là trượt trượt trỏ chuột xung quanh.

    Các đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm và cùng tham gia vào buổi thử nghiệm đầu tiên. Trong đó 2 trong số 3 nhóm sẽ thực hiện bài tập này nhưng cách nhau 6 tiếng. Nhóm đầu tiên thực hiện chính xác số thời gian quy định. Nhóm thứ hai cũng mất 6 tiếng, nhưng bài trắc nghiệm họ làm hơi khác một chút. Đó là họ vẫn phải di chuyển trỏ chuột bằng cách nhấn vào thiết bị đặc biệt, nhưng sức nhấn được thay đổi nhiều mức khác nhau.

    Nhóm thứ 3 không cần phải thực hiện quá trình này.

    24 giờ sau sau, các nhóm được yêu cầu thực hiện lại một lần nữa. Câu hỏi đặt ra lúc này là, nhóm nào sẽ thực hiện tốt nhất - di chuyển con trỏ vào đúng vị trí một cách nhanh chóng và thành thạo nhất?

    Nhóm thứ 3 – nhóm không thực hiện trắc nghiệm – đã cho ra kết quả tệ nhất. Còn các nhóm làm đi làm lại bài kiểm tra trong vòng 6 tiếng cho kết quả khả quan hơn.

    Nhưng nhóm thực hiện tốt nhất chính là nhóm làm trắc nghiệm với mức biến đổi mức độ nhấn chuột khác nhau, thậm chí là đạt hiệu quả gần gấp đôi nhóm cũng cùng làm thử nghiệm trong 6 giờ.

    “Để cải thiện kỹ năng, chúng ta cần cập nhật thông tin mới vào bộ nhớ hiện tại”, các nhà nghiên cứu kết luận. Nếu bạn chỉ thực hành lặp đi lặp lại chính xác một việc, bạn sẽ khó có thể sáp nhập nhiều kiến thức mới vào cái bạn đang cố gắng làm.

    Trên lý thuyết, việc thay đổi và gây áp lực để “ép” những thứ bạn chưa biết vào những thứ bạn đã biết sẽ thực sự giúp bạn học nhanh hơn.

    Tuy nhiên các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng bạn không nên tạo ra một thay đổi quá lớn hay hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng cải thiện kỹ năng đánh golf và luôn dành 20 phút mỗi ngày để ép mình vào thử thách gay go, thì có lẽ bạn sẽ không nhận được gì đâu.

    “Nếu bạn thực hiện các động tác hay nhiệm vụ quá khác biệt, thì bạn sẽ không thể nhận lại thứ mà bạn mong muốn, “ Celnik nói. “Việc thay đổi giữa các quá trình cũng cần từ từ và cả sự tinh tế nữa.”

    Khánh Hòa/ Cafebiz

    Theo Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày