Trong năm 2009, gần 6.700 vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do đạp nhầm chân ga và chân phanh, khiến 37 người chết và 9.500 người bị thương.
Mới đây lại có một vụ chiếc ô tô đến đón một ca sĩ nổi tiếng bất ngờ tăng tốc kho đang đỗ và gây tai nạn liên hoàn cho những người đang đứng đợi xe tại sân bay. Nguyên nhân được xác định là do lái xe nhầm chân phanh với chân ga khi đang hoảng loạn. Trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn ô tô có nguyên nhân tương tự, tuy nhiên người ta vẫn cho rằng lỗi là tại người lái chứ không phải do thiết kế chân ga và chân phanh liền nhau.
Rất nhiều vụ tai nạn ô tô có nguyên nhân là do đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Thiết kế chân ga và chân phanh như vậy trên xe số sàn và xe số tự động vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay. Các nhà sản xuất xe cho rằng, chính việc đặt chân ga và chân phanh ở gần nhau, để cho người lái chỉ sử dụng một chân phải để điều khiển là cách an toàn nhất.
Tuy nhiên theo đánh giá của một số nhà khoa học thì thiết kế truyền thống này rất dễ khiến người lái nhầm lẫn giữa chân phanh và chân ga, đặc biệt là trong những trường hợp người lái bị bất ngờ và mất kiểm soát.
Thiết kế truyền thống chân côn bên trái, chân phanh và đến chân ga bên phải.
Trong năm 2009, gần 6.700 vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do đạp nhầm chân ga và chân phanh, khiến 37 người chết và 9.500 người bị thương. Các chuyên gia đánh giá an toàn tại Mỹ cũng thống kê có hàng ngàn vụ tai nạn với nguyên nhân tương tự.
Bắt đầu từ năm 1980, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng xu hướng người lái xe đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh là rất dễ xảy ra. Richard A. Schmidt, một nhà tâm lý học tại các trường Đại học California, Los Angeles đã tiến hành một nghiên cứu giải thích hiện tượng này. Ông mô tả nó giống như một sự gián đoạn thần kinh khi bị giật mình, bất ngờ khiến cho cơ thể gây ra hành động không mong muốn. Và khi xe tăng tốc đột ngột thì việc chuyển bỏ chân ga và chuyển qua phanh là một điều rất khó khăn ngay cả đối với tài xế có kinh nghiệm, vì lúc đó cơ thể đang ở trong trạng thái hoảng loạn và mất kiểm soát.
Nhiều người cho rằng đạp cả chân ga và chân phanh cùng lúc sẽ an toàn nhất và giúp xe dừng lại. Nhưng đây là hành động rất sai lầm, không chỉ làm hỏng xe mà còn có khả năng cao gây tai nạn.
Chuyên gia về tâm lý Katsuya Matsunaga tại Đại học Kyushu Sangyo, thành phố Fukuoka, Nhật Bản đã tiến hành một thử nghiệm. Các ứng viên tham gia được yêu cầu lái thử một chiếc xe trong phòng thử nghiệm. Trong khi lái ở tốc độ bình thường, Matsunaga đặt phần mềm khiến chiếc xe bất ngờ tăng tốc và quan sát phản ứng của người lái xe. Kết quả cho thấy có những người phản xạ phanh ngay lập tức, nhưng cũng có những người phải mất một thời gian sau mới có thể đạp phanh.
Chuyên gia về tâm lý Katsuya Matsunaga cho biết yếu tố hoảng loạn khiến các tín hiệu điều khiển của bộ não bị rối loạn. Nó gần giống như trường hợp sợ hãi những không thể có phản xạ bỏ chạy.
Nhà phát minh người Nhật, Masuyuki Naruse cũng cho rằng việc thiết kế như vậy rất dễ gây nhầm lẫn. Và ông đã đưa ra một giải pháp xử lý vấn đề này bằng cách thiết kế lại với chỉ một chiếc bàn đạp duy nhất, chịu trách nhiệm của cả chân ga và chân phanh.
Thiết kế bàn đạp đặc biệt của ông Narsue.
Thiết kế của ông Naruse không quá phức tạp, chỉ với một bàn đạp duy nhất. Người lái vẫn sẽ đạp xuống để phanh, tuy nhiên để tăng ga thì người lái sẽ phải đẩy một chiếc cần được bố trí bên phải bàn chân. Trên thực tế việc sử dụng bàn đạp mới khá dễ dàng, từ những người mới lái xe hay những người đã quen với cách điều khiển cổ điển.
Nguyên lý hoạt động, đạp xuống để phanh, đẩy cần bên phải để tăng ga.
Ông Naruse cho biết thiết kế đặc biệt của ông sẽ tránh được trường hợp người lái giật mình và theo phản xạ đạp chân xuống chân ga. Chi phí để tha thế một bộ bàn đạp mới chỉ khoảng 1.100USD, ông cũng đã từng liên hệ với Toyota để trình bày thiết kế của mình, sau khi hãng sản xuất này gặp sự cố với hàng loạt chiếc xe bị tăng tốc đột ngột không thể kiểm soát. Tuy nhiên sau đó Toyota không phản hồi lại lời đề nghị của ông.
Sau đó, ông Naruse đã tự đăng ký bằng sáng chế cho phát minh của mình. Và tự lắp đặt cho chiếc xe của gia đình cũng như những người họ hàng và bạn bè. Hiện nay có khoảng 160 chiếc xe tại Nhật Bản sử dụng thiết kế bàn đạp của ông Naruse.
Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cũng đã xem xét việc quy định bắt buộc tất cả các xe tại nước này phải được trang bị hệ thống brake-override. Hệ thống “brake-throttle” khi phát hiện chân ga và chân phanh cùng được đạp một lúc sẽ vô hiệu hóa chân ga và chỉ nhận lệnh từ chân phanh.
Trên thực tế, hiện nay, hầu hết các xe phiên bản 2012 của Hyundai tại Mỹ đã được trang bị hệ thống tự động ngắt động cơ (brake override), ngoại trừ mẫu Elantra Touring.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng