hương vụ thâu tóm DeepMind không chỉ là để tạo ra những cỗ máy chơi cờ vây, mà đây là bàn đạp để Google có thể đánh bại các đối thủ lớn của mình như Amazon, Facebook hay Apple.
Google (Alphabet) đã mua lại công ty phát triển trí tuệ nhân tạo DeepMind vào năm 2014 với cái giá là 400 triệu USD. Một khoản đầu tư khổng lồ cho công nghệ AI và DeepMind đã làm được rất nhiều thứ. Ví dụ như tạo ra một hệ thần kinh máy tính có thể ngủ mơ, hay tạo ra một chiếc máy tính có thể đánh bại con người trong bộ môn cờ vây.
Tuy nhiên hầu hết các đột phá của DeepMind chỉ mang tính học thuật và được hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong tương lai. Trong năm đầu tiên mua lại DeepMind, báo cáo doanh thu của bộ phần này là con số 0 tròn trĩnh.
Sau 3 năm, cuối cùng thì khoản đầu tư 400 triệu USD này của Google cũng đem lại quả ngọt, khi mà Google ra mắt một loạt thiết bị phần cứng mới vào hôm thứ 4 vừa qua. Các thiết bị vừa mới được ra mắt bao gồm bộ đôi smartphone Pixel 2, Pixel 2 XL, loa thông minh Google Home mới và chiếc laptop Chromebook Pixel.
DeepMind đã giúp tạo ra một trợ lý ảo có giọng nói giống với con người hơn, được tích hợp bên trong các thiết bị vừa ra mắt. Tất cả là nhờ vào một thuật toán đặc biệt mà DeepMind đã tạo ra hồi năm ngoái. Đó là công nghệ trí tuệ nhân tạo WaveNet, có thể tạo ra các bài phát biểu với giọng nói tự nhiên giống như con người.
Một số bài kiểm tra cho thấy giọng nói của máy tính được tạo ra bởi WaveNet giống con người hơn các trợ lý ảo khác tới 50%. Thậm chí một số người tham gia thử nghiệm không thể phân biệt giữa giọng nói của máy tính với giọng nói của con người.
Google đã tìm cách để tích hợp các thuật toán của WaveNet vào trong trợ lý ảo Google Assistant của mình, để giúp người dùng có cảm giác thân thiện hơn khi sử dụng ứng dụng trợ lý ảo. Google cho rằng đây là một bước tiến lớn giúp các thiết bị thông minh của mình có thể cạnh tranh với đối thủ.
Giám đốc tài chính Ruth Porat kể từ khi gia nhập Google vào năm 2015, có nhiệm vụ chính là cắt giảm chi phí hoạt động của công ty mẹ Alphabet. Bộ phận DeepMind cũng buộc phải có được doanh thu và lợi nhuận, để có thể tiếp tục duy trì hoạt động thay vì chỉ là một dự án đốt tiền.
Với những nỗ lực của Google trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo của DeepMind, những cột móng đầu tiên đã được hình thành. Báo cáo năm 2016, lần đầu tiên DeepMind đạt được doanh thu với hơn 30 triệu USD. Số tiền doanh thu này chủ yếu từ việc cung cấp công nghệ và sản phẩm cho các công ty con khác thuộc Alphabet.
Giọng nói trợ lý ảo chỉ là một trong số những ứng dụng của công nghệ trí tuệ nhân tạo do DeepMind phát triển. Bộ phận này đã và đang giúp Google cải tiến những mảng kinh doanh cốt lõi của mình. Đặc biệt là việc cải tiến cỗ máy quảng cáo của Google và tăng hiệu suất của các trung tâm dữ liệu thêm 15%.
Nó cho thấy quyết định đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo của Google là hoàn toàn đúng đắn. Thương vụ thâu tóm DeepMind không chỉ là để tạo ra những cỗ máy chơi cờ vây, mà đây là bàn đạp để Google có thể đánh bại các đối thủ lớn của mình như Amazon, Facebook hay Apple.
Tham khảo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng