Và cũng giống như vụ việc của Apple, All Writs Act lại là cơ sở của chính phủ đưa ra những yêu cầu này.
Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và FBI xung quanh chiếc iPhone bị khóa, vốn thuộc về một trong hai nghi phạm trong vụ nổ súng ở San Bernardino, chỉ vừa mới tạm kết thúc, nhưng Bộ Tư pháp Mỹ đã lại đứng trước quan tòa với một yêu cầu tương tự.
Liên minh vì tự do công dân nước Mỹ ACLU (American Civil Liberties Union) đã phát hiện ra những tài liệu công khai của tòa án, tiết lộ chính phủ đã yêu cầu sự trợ giúp của Google. Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đã yêu cầu Google giúp đỡ để xâm nhập vào ít nhất chín chiếc smartphone Android bị khóa, theo đạo luật All Writs Act. Rõ ràng Apple không phải công ty duy nhất đối mặt với các yêu cầu của chính phủ liên quan đến riêng tư và bảo mật – Google cũng nằm trong danh sách đó.
Các tài liệu về Google được trưng ra bởi ACLU cho thấy, nhiều nhân viên liên bang đã sử dụng đạo luật All Writs Act để yêu cầu sự trợ giúp. Cùng một đạo luật cổ xưa này, Bộ Tư pháp Mỹ đã viện dẫn trong vụ việc ở San Bernardino để buộc Apple phải giúp đỡ FBI trong việc điều tra khủng bố.
Thêm vào đó, ACLU cũng đưa ra 54 vụ án, trong đó chính quyền liên bang yêu cầu Apple trợ giúp để truy cập vào thông tin trong chiếc iPhone bị khóa. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, họ xác nhận rằng Google cũng đã nhận các yêu cầu tương tự.
Tất cả các vụ án này đến giờ đều đã bị đóng lại, và công ty được cho là đã buộc phải thực hiện tất cả các yêu cầu của tòa án. Trong phần lớn các trường hợp, Google bị đòi phải reset lại mật khẩu hay bỏ qua màn hình khóa của điện thoại thuộc các hãng Samsung, HTC, Kyocera và Alcatel, và,một số thiết bị Android khác không xác định được model.
Không giống như Apple, Google có thể reset lại thiết bị Android từ xa
Trong năm 2015, Công tố viên quận New York tiết lộ rằng Google có thể reset mật khẩu của thiết bị Android từ xa, trong trường hợp toàn án yêu cầu phải truy cập vào nó.
Nói cách khác, không giống như Apple, Google có đủ khả năng kỹ thuật để reset mật khẩu trên khoảng 74% thiết bị Android của người dùng. Đây là những thiết bị vẫn chạy các phiên bản cũ hơn Android 5.0 Lollipop, không được trang bị khả năng mã hóa ổ đĩa lưu trữ.
Google cũng được yêu cầu trợ giúp về kỹ thuật cho rất nhiều nhân viên liên bang trong hàng loạt các trường hợp như dưới đây:
- Bộ An ninh Nội địa Mỹ DHS khi điều tra một nghi phạm chụp ảnh ấu dâm ở California.
- FBI trong điều tra một người tình nghi buôn ma túy, với cái tên “Grumpy”, ở New Mexico.
- Cục quản lý đất đai Mỹ trong việc điều tra một nghi phạm có hoạt động trồng cần sa tại Oregon.
- Một nhiệm vụ bí mật trong một vụ án chưa rõ tên tại Bắc Carolina.
Tuy nhiên, Google cho biết không một vụ án nào yêu cầu công ty phải viết phần mềm cửa hậu cho chính phủ liên bang.
“Chúng tôi cẩn thận xem xét kỹ lưỡng các trát hầu tòa và các phán quyết của tòa án để đảm bảo chúng phù hợp với câu chữ và tinh thần của luật pháp.” Phát ngôn viên của Google cho biết trong bản tuyên bố. “Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ nhận được yêu cầu, được viện dẫn theo All Writs Act, như cuộc chiến gần đây của Apple, để buộc chúng tôi tạo ra những công cụ mới nhằm thỏa hiệp với bảo mật của sản phẩm chúng tôi … Chúng tôi sẽ kịch liệt phản đối nếu có một phán quyết như vậy.”
Không nghi ngờ gì nữa, All Writs Act, đạo luật ra đời từ năm 1789, đang bị lạm dụng để trở thành công cụ chống lại sự mã hóa. Đạo luật này không có ý định cho phép chính phủ ra lệnh thiết kế một phần mềm như vậy.
Tham khảo Thehackernews.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng