Những tưởng, cá mập chỉ là loài vật vô tình vướng phải vòng "lao lý" ở Việt Nam, thì tại đất nước Ấn Độ, tình trạng "cắn cáp" tương tự lại xảy ra bởi loài khỉ.
Có thể nói, vào những đầu năm 2015, câu chuyện "cá mập cắn cáp" đã được các cư mạng tại Việt Nam rỉ tai nhau như một "truyền thuyết" giải thích lý do tại sao tuyến cáp quang AAG (Asia America Gateway) lại liên tục đứt như "cơm bữa".
Thậm chí, câu chuyện này còn được truyền bá sang tới các nước phương Tây và khiến không ít cây viết nổi tiếng của các tờ báo lớn như PCWorld phải đăng đàn "phản bác" thông tin thất thiệt.
Những tưởng, cá mập chỉ là loài vật vô tình vướng phải vòng "lao lý" tại Việt Nam, tuy nhiên, mới đây, đất nước Ấn Độ lại rơi vào tình trạng "cắn cáp" tương tự bởi một loài động vật khác sống trên cạn.
Cụ thể, tại thành phố Varanasi nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, người ta đã phải đau đầu khi những chú khỉ tại đây không thể ngừng "ngấu nghiến" những đường cáp huyết mạch cung cấp mạng Internet cho toàn thành phố.
Trước đó, đất nước Ấn Độ được cho là đã lên kế hoạch chi tới 18 tỷ USD nhằm nâng cấp chất lượng mạng Inter trên toàn quốc. Thế nhưng, khi tới thành phố Varanasi, họ đã vấp phải sự "hiếu khách" của những chú khỉ cư ngụ ở đây.
Lý giải cho hiện tượng kì lạ này, một số chuyên gia cho hay, Varanasi là một thành phố đã trên 3000 năm tuổi với rất nhiều ngôi đền linh thiêng, nơi cư ngụ chính của loài khỉ. Do đó, khi người ta xây dựng các tuyến cáp chạy dọc thành phố, rất có thể, những sợ cáp đã kích thích sự tò mỏ của loài khỉ và khiến chúng tỏ ra "phá phách" hơn thường ngày.
Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, việc thiết lập, nâng cấp các tuyến cáp mới đã phần nào phá vỡ không gian sinh sống của loài khỉ, nên "cắn cáp" được cho là những hành động trả đũa thích đáng cho những lỗi lầm mà người dân Ấn Độ đã phạm phải.
Bởi rõ ràng, từ trước tới nay, khỉ và cáp là 2 phạm trù hoàn toàn chẳng liên quan. Ngoài ra, khác với hoa quả, dây cáp cũng không phải là món ăn khoái khẩu của loài khỉ. Thế nhưng, cũng không loại bỏ một giả thuyết từng được các nhà khoa học đưa ra khi họ kết tội "cá mập cắn cáp" đó là một số loài động vật bị thu hút bởi các dòng từ trường mạnh.
Tất nhiên, dù nguyên nhân là gì, thì giới chức Ấn Độ đang nỗ lực sửa chữa cũng như gia cố những vị trí cáp mạng Internet bị hư hại do loài khỉ ở thành phố Varanasi gây ra. Đã có một vài phương án được đề xuất như di dời các ngôi đền có tuyến cáp đi qua đến một vị trí mới, thế nhưng, điều này là bất khả thi bởi người dân Ấn Độ vốn rất tôn sùng những nơi linh thiêng này.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, một kỹ sư viễn thông tại đây chia sẻ:
"Chúng tôi không thể di chuyển các ngôi đền ở đâ, càng không thể xua đuổi loài khỉ tới một nơi khác bởi đây là nhà của chúng. Chưa có bất kỳ một biện pháp hữu hiệu nào được đưa ra cho tới thời điểm này. Trong khi đó, những con khỉ đang dần phá hủy tất cả các đường dây cáp và thậm chí là ăn chúng."
Cá biệt, một số báo cáo cho hay, nhóm kỹ sư đã liên tục phải sửa chữa cũng như thay thế nhiều đoạn cáp chỉ sau 2 tháng lắp đặt. Điều này không chỉ gây ức chế cho những người trực tiếp thi công, mà còn khiến chính quyền thành phố phải đau đầu cho những khoản phí không đáng có.
Ngay cả khi các kỹ sư tại Varanasi đang tìm kiếm những phương án mới giúp nâng cấp hạ tầng mạng nơi đây, thì triển vọng của kế hoạch này cũng rất ảm đạm. Bởi với một thành phố cổ kính như vậy cùng dân số khoảng 2 triệu người thì việc trải khai cáp ngầm cũng rất tốn kém và thiếu tính khả thi.
Tham khảo: gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng