Không chỉ trong phim, có một Tập đoàn Phan Thị ngoài đời thực đã và đang song hành với tuổi thơ thế hệ trẻ Việt Nam
Trái với hình ảnh một Phan Thị dữ dội, bạo lực, xã hội đen trên phim thì Phan Thị ngoài đời lại mang hình ảnh hài hòa, thân thiện và đặc biệt gắn bó khá sâu sắc với thế hệ trẻ cuối 8x, đầu 9x.
Trong bộ phim truyền hình ăn khách nhất thời điểm hiện tại “Người phán xử”, Phan Thị là một tập đoàn kinh doanh nổi tiếng và được điều hành bởi “bố già” Phan Quân. Dù vậy, thực chất bên trong Phan Thị là một tổ chức xã hội đen với hàng loạt những hành vị phạm pháp.
Để tồn tại được, Phan Thị đã đẩy mạnh hoạt động với 3 lĩnh vực bổ trợ cho nhau, bao gồm khai mỏ, vận chuyển hàng hóa và bảo kê, hình thành nên thế chân kiềng vững chắc. Với những hoạt động trên, Phan Thị không chỉ có được tiềm lực tài chính hùng mạnh mà còn trở thành một tên tuổi lớn trong giới giang hồ, sẵn sàng “san bằng” tất cả các thế lực chống đối.
Phan Thị trong phim dữ dội, bạo lực
Tuy vậy, đó chỉ là hình tượng Phan Thị trên phim. Còn ngoài đời thực, tại Việt Nam cũng có một công ty mang tên Phan Thị. Trái với hình ảnh một Phan Thị dữ dội, bạo lực, xã hội đen trên phim thì Phan Thị ngoài đời lại mang hình ảnh hài hòa, thân thiện và đặc biệt gắn bó khá sâu sắc với thế hệ trẻ cuối 8x, đầu 9x.
Phan Thị mà chúng tôi nhắc tới là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và Giải trí Phan Thị (Phan Thị) – đơn vị nắm giữ bản quyền và xuất bản bộ truyện tranh Việt Nam đình đám “Thần đồng đất Việt”.
Phan Thị ngoài đời ra sao
Cách đây khoảng 20 năm, thời điểm truyện tranh Nhật Bản tràn ngập thị trường với những bộ truyện nổi tiếng như Doraemon, Bảy viên ngọc Rồng, Nữ hoàng Ai Cập, Teppi, Jindo, Conan…thì có lẽ cái mác truyện tranh Việt Nam còn quá xa lạ với độc giả.
Trong khi các đơn vị đua nhau xuất bản truyện tranh nước ngoài thì Phan Thị đã nung nấu kế hoạch sản xuất truyện tranh Việt Nam. Vào thời điểm đó, quyết định tham gia sản xuất truyện tranh Việt Nam thực sự là lựa chọn vô cùng mạo hiểm khi nước ta có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Khó khăn không chỉ về tài chính mà còn đến từ công nghệ, cách truyền tải chưa đủ hấp dẫn, phong cách vẽ nhàm chán cũng như sự thịnh hành các dòng truyện tranh Nhật Bản.
Tháng 6/2000, công ty Phan Thị chính thức được thành lập với mục tiêu sản xuất các bộ truyện tranh Việt Nam. Dù vậy, giai đoạn đầu của Phan Thị gặp không ít thách thức và bộ truyện “Việt sử Lạc Hồng” thất bại thảm hại khi không được độc giả đón nhận.
Rút kinh nghiệm từ thất bại đầu tay, Phan Thị đã học hỏi thêm về kỹ thuật vẽ Manga của Nhật Bản, xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ em hơn, phần nào đó giống với bộ Doraemon đình đám thời đó cùng với nội dung truyền tải về lịch sử Việt Nam để đưa vào “canh bạc” mới. Sau 2 năm kể từ ngày thành lập, ngày 16/2/2002, tập 1 của loạt truyện Thần đồng Đất Việt đã chính thức được ra mắt và ngay lập tức nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả.
Là sản phẩm của một công ty tư nhân, nhưng Thần đồng Đất Việt đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tranh truyện nội địa và trở thành một hiện tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Kể từ khi ra mắt tới nay, Thần đồng Đất Việt đã phát hành hơn 200 tập và là bộ truyện tranh dài tập nhất của Việt Nam.
Hình ảnh Thần đồng Đất Việt của Phan Thị ngoài đời thực gần gũi, dễ thương
Với thành công của Thần đồng Đất Việt, Phan Thị tiếp tục ra mắt hàng loạt bộ truyện tranh khác, được chuyển thể từ những câu chuyện lịch sử cũng như tác phẩm văn học trong, ngoài nước. Có thể kể tới một vài cái tên như Chiếc lược ngà, Tắt đèn, Giông tố…; bộ tranh truyện Dế rôbốt, Học sinh chân kinh, tạp chí truyện tranh Dreamway… Ngoài ra công ty còn tham gia vào các lĩnh vực khác như truyền thông, làm phim, quảng cáo, may mặc.
Có lẽ, không quá khi nói rằng Thần đồng Đất Việt là bước ngoặt lớn với Phan Thị nói riêng và nền công nghiệp truyện tranh Việt Nam nói riêng. Nhắc tới truyện tranh Việt Nam, có lẽ cái tên đầu tiên được nghĩ tới sẽ là Thần đồng Đất Việt.
“Ông trùm” của Phan Thị là ai?
Đứng sau thành công của Phan Thị không thể không nhắc tới người sáng lập, bà Phan Thị Mỹ Hạnh. Vốn là một kỹ sư chuyên ngành viễn thông, lại thông thạo ứng dụng máy tính, Phan Thị Mỹ Hạnh từng là nhân viên sắp chữ, chế bản in tại nhà xuất bản. Thời đó, truyện tranh Nhật Bản được xuất bản với tốc độ chóng mặt đã giúp bà Hạnh tích lũy được một lượng tiền nhất định.
Nhận thấy lợi nhuận mà truyện tranh mang lại cho các nhà xuất bản, đặc biệt bộ Doraemon, bà Hạnh nảy ra ý định làm truyện tranh Việt và bắt đầu tìm tòi nghiên cứu. Từ đó, bà Hạnh quyết định nghỉ làm công việc tại nhà xuât bản, dùng số tiền kiếm được để mở ra Phan Thị vào năm 2000 và mau chóng gặt hái thành công nhất định.
"Người phán xử" của Phan Thị
Hiện tại, bên cạnh những công việc tại Phan Thị, bà Hạnh đã bước lên một vai trò cao hơn, mang nhiều trọng trách hơn khi trở thành Viện trưởng Viện Truyện tranh và phim hoạt hình (trực thuộc Hiệp hội thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam). Tâm niệm cũng như triết lý kinh doanh mà người phụ nữ này đặt ra luôn là “trở thành Đại sứ truyền thông, quảng bá văn hóa Việt”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng