Không có bằng đại học cũng chẳng vượt trội về trình độ công nghệ, tại sao Steve Jobs lại xây dựng lên được đế chế Apple hàng tỷ USD? (P2)
Hãy cho sản phẩm của bạn một câu chuyện thú vị, và cách dễ nhất mà Steve Jobs thường làm là khiến những ông lớn trên thị trường thành kẻ ác nhân cần bị Apple diệt trừ.
- Ứng dụng học ngôn ngữ Duolingo: Một phát kiến thuộc về cha đẻ của mã Captcha, được định giá hơn 700 triệu USD, tham vọng thay thế kỳ thi TOEFL
- Chàng trai 39 tuổi vừa trở thành tỷ phú đôla mới nhất của Singapore: Bỏ công chức nhà nước để đi phát triển game, thu về 1 tỷ USD sau 2 năm ra mắt
- Những startup đình đám đang lỗ đậm, có trường hợp 16 năm vẫn chưa lãi
Giữ bí mật và tạo cảm giác thần bí
Nhờ có một phong cách đầy thu hút mà Steve đã góp công lớn khiến người tiêu dùng xếp hàng dài trước những cửa hàng Apple. Tuy nhiên một nguyên nhân nữa khiến mọi người háo hức về sản phẩm của công ty là những bất ngờ mà Apple mang lại. Cảm giác háo hức, đợi chờ luôn thôi thúc người tiêu dùng hướng về những màn chào sản phẩm mới của hãng.
Hàng năm, Apple đều bắt đầu tiết lộ những thông tin về sản phẩm mới của họ một cách bài bản, tạo cảm giác bí ẩn và lôi cuốn. Từ những gợi ý cho đến sự đồn đoán, rồi những tranh cãi. Hầu hết những đồn đoán đều sai nhưng chúng khơi gợi sự hứng thú trong công chúng.
Vào thời điểm Steve Jobs khiến cả thế giới vỡ òa vì chiếc iPhone, người tiêu dùng đã lan truyền tin đồn về chúng trong suốt 1 năm với những phiên bản tưởng tưởng của người hâm mộ.
Ngay cả trong các bài thuyết trình, Steve cũng luôn khiến người tiêu dùng ngạc nhiên khi tạo sự bất ngờ trong các sản phẩm. Khi mọi người tưởng màn họp báo, thuyết trình đã sắp xong, Steve sẽ bất ngờ tạo ra một sự thú vị khiến cả hội trường vỡ òa.
Bài học ở đây là trong khi mọi chuyên gia marketing đều muốn truyền tải tất cả thông tin của sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh nhất thì Steve làm điều ngược lại, ông giữ kín chúng để mọi người ngày càng háo hức.
Tìm một đối thủ
Quy luật đầu tiên trong việc tạo nên những câu chuyện thú vị là các tranh cãi, xung đột, đối đầu, bởi vậy mà bạn luôn cần tìm một đối thủ cho mình. Ban đầu, đối thủ mà Apple tưởng tượng ra là IBM, thế rồi nó biến thành Microsoft và cho đến những năm cuối đời, Steve Jobs lại nhắm đến Google và hệ điều hành Android.
Trong bất kỳ trường hợp nào, câu chuyện của Steve luôn là một: "Những kẻ xấu đó muốn chiếm hữu toàn thế giới và phá hủy mọi thứ, còn chúng tôi là những kẻ phản kháng trung thành ngăn cản điều đó xảy ra".
Nếu các bạn xem đoạn clip nổi tiếng dưới đây sẽ thấy cách Steve miêu tả IBM là một con quái vật muốn thống trị và kiểm soát tương lai, trong khi Apple là hy vọng duy nhất để đảm bảo sự tự do trên thị trường.
Rất nhiều chuyên gia marketing ngại ngùng với phương pháp tiếp cận này bởi lo sợ chúng sẽ phản tác dụng. Thông thường các nhãn hàng sẽ quảng cáo như kiểu họ là trẻ con cầu mong tình yêu từ mọi người.
Trên thực tế, việc chọn cho mình một đối thủ, nhất là đối thủ đó đang thống trị thị trường sẽ khá mạo hiểm và đầy thách thức. Tuy vậy, Steve cho rằng để bán được hàng bạn phải dẫn đầu xu thế và nếu bạn muốn dẫn đầu một cuộc cách mạng thì bạn phải đưa cho người tiêu dùng một "kẻ thù" để chống lại.
Tạo nên những tín đồ
Một trong những thành công lớn nhất của Steve là tạo nên tầng lớp tín đồ với sản phẩm của Apple. Hàng năm, luôn có một lượng người nhất định xếp hàng chờ mua iPhone hay bất kỳ sản phẩm nào mới lạ trước các cửa hàng của Apple. Những người này chẳng khác nào những fan trung thành xếp hàng cổ vũ thần tượng của họ vậy. Những người hâm mộ Apple không còn nghĩ rằng mình là khách hàng mà bản thân họ là một phần của xu thế cách mạng, một sứ mệnh thay đổi thế giới hay cái gì đó lớn hơn câu chuyện mua hàng trả tiền.
Đừng nói về sản phẩm
Trong đoạn quảng cáo nổi tiếng năm 1984, bạn chẳng nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào về sản phẩm Macintosh dù đây là đoạn clip marketing cho nó. Tương tự với những chiến dịch quảng cáo như "Think Different" hay "I’m a Mac", Steve luôn loại bỏ chủ thể sản phẩm mà tập trung vào đối tượng khách hàng sẽ dùng chúng. Ví dụ như bức hình dưới đây, nó chẳng có hình ảnh sản phẩm nào nhưng thông điệp truyền tải lại vô cùng rõ ràng.
Hình ảnh hơn vạn lời nói
Hình quảng cáo trên của Apple có khoảng 10 từ và không nhiều mô tả. Đây là phong cách thường thấy của nhà "táo khuyết" khi sử dụng hình ảnh thay vì quá nhiều từ ngữ. Một phần nguyên nhân là họ tuân theo nguyên tắc đơn giản của Apple, nhưng bên cạnh đó Steve cũng nhận ra rằng hình ảnh tạo phản ứng mạnh mẽ hơn và kể được câu chuyện thú vị hơn so với từ ngữ.
Một ví dụ điển hình nữa là đoạn clip giới thiệu MacBook Air khi Job rút chiếc máy tính từ trong phong bì ra, cả khán phòng ồ lên và hình ảnh đó còn giá trị hơn ngàn lời nói.
Apple giới thiệu MacBook Air
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng