Tận dụng lợi thế về công nghệ 5G và dịch vụ đám mây, Huawei đang nỗ lực vươn ra thị trường quốc tế bất chấp các lệnh trừng phạt từ chính phủ Mỹ.
- Kỳ lạ quốc gia không hề thích iPhone: Điện thoại Trung Quốc ở đây là "vua", Samsung không lọt nổi top 5!
- Xu hướng cực lạ tại Trung Quốc: livestream xuyên đêm ngoài đường để hút người hâm mộ trên TikTok, người xem càng nhiều thu nhập càng khủng
- Tham vọng ChatGPT của Trung Quốc gặp trở ngại do không nắm giữ một loại 'vũ khí tối thượng'
Sau 3 năm chật vật đối phó với các biện pháp trừng phạt của chính phủ Mỹ, người khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Huawei Technologies đang đánh dấu sự trở lại của mình bằng màn xuất hiện tại sự kiện MWC 2023 cùng hàng loạt công nghệ 5G và dịch vụ đám mây mới.
Huawei đánh dấu sự trở lại của mình bằng gian hàng lớn nhất trong MWC 2023 với khách tham quan đứng chật kín từ sáng đến tối. Hàng loạt lãnh đạo công ty bay từ Trung Quốc sang Barcelona để thu hút khách hàng từ châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi và các quốc gia châu Á khác – mọi nơi trừ nước Mỹ.
Việc tập trung lại vào các thị trường nước ngoài cũng nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt kéo dài nhiều năm nay của chính phủ Mỹ, vốn đã làm suy kiệt hoạt động kinh doanh hàng điện tử tiêu dùng của Huawei.
Tuy nhiên, nếu như trước đây sự kiện MWC thường là sân khấu để Huawei trình diễn các smartphone mới nhất và những dịch vụ độc đáo của mình thì năm nay, không có dấu hiệu nào cho thấy các thiết bị điện tử mới sẽ xuất hiện trong gian hàng của họ. Thay vào đó, màn trình diễn của người khổng lồ viễn thông Trung Quốc phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây và công nghệ liên lạc 5G dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Jacquelin Shi, chủ tịch mảng dịch vụ bán hàng và tiếp thị toàn cầu của Huawei Cloud, cho biết trong sự kiện MWC 2023 rằng, hiện công ty đang là nhà cung cấp dịch vụ đám mây số một đối với một số đối tượng khách hàng ở Trung Quốc, ví dụ chính phủ, tài chính và các nhà mạng không dây. Huawei cũng đang tiến sang một số lĩnh vực khác bao gồm chế tạo ô tô, năng lượng và sản xuất.
Nhưng khi thị trường Trung Quốc đang trở nên bão hòa và nhiều công ty Trung Quốc đang hướng đến thị trường quốc tế, Huawei Cloud cũng đang mở rộng tầm nhìn ra các thị trường bên ngoài hơn là nội địa.
Hiện tại Huawei Cloud có khách hàng tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thị phần toàn cầu của họ đi sau đáng kể so với các đối thủ đến từ Mỹ, bao gồm các cái tên danh tiếng như Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud. Hiện tại nhà cung cấp dịch vụ đám mây duy nhất nằm trong top 5 thế giới là Alibaba Cloud, người đồng hương của Huawei. Và do các biện pháp trừng phạt của Washington, Huawei sẽ không thể tiếp cận thị trường Mỹ.
Chính vì vậy, Huawei kỳ vọng rằng, khi các công ty internet ở những thị trường ngoài Mỹ đang vươn lên cùng với sự chuyển dịch của những ngành truyền thống sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Huawei.
Bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Huawei vẫn đang dẫn đầu thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu đối với công nghệ 5G. Tuy nhiên, doanh số các trạm thu phát sóng 5G cho các nhà mạng không đủ để đảm bảo cho tăng trưởng, vì vậy công ty đang hướng đến một thị trường mới hơn: sử dụng công nghệ 5G để giúp các công ty chuyển đổi số.
Ví dụ Huawei đang thiết lập một nhóm kinh doanh khai mỏ chuyên sử dụng công nghệ 5G để tự động hóa việc khai mỏ. Xu Jun, CTO mảng khai mỏ của Huawei cho biết: "Ngành khai mỏ là ví dụ hoàn hảo cho việc công nghệ 5G sẽ được sử dụng như thế nào trong cuộc sống thực. Triển khai 5G trong các khu mỏ sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất và quan trọng hơn là an toàn của người lao động."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng