Trước tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội thuộc top đầu thế giới, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp xử lý.
Những ngày gần đây, Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm không khí ở mức cao. Các ứng dụng đo lường về mức độ ô nhiễm không khí (AQI) liên tục xếp Thủ đô nằm trong nhóm đầu về ô nhiễm bụi mịn.
Trả lời VTC News, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Mỗi năm, khi đến thời điểm giao giữa mùa đông và mùa xuân, tình trạng ô nhiễm lại tăng cao và trở thành vấn đề nhức nhối trong dư luận.
“Tôi nghĩ đã đến lúc Hà Nội cần tăng cường bảo vệ môi trường, thực hiện tiêu chí Hà Nội xanh, sạch, đẹp. Muốn như vậy, cần sự quyết tâm hơn nữa từ các cấp chính quyền” , TS Tùng nói.
Theo TS Tùng, phải có những giải pháp mang tiêu chí: “Trúng, đúng, hiệu quả, quyết tâm” . Ông Tùng cho rằng không thể nêu ra tình trạng ô nhiễm rồi lại bỏ mặc.
Khi phát hiện xe máy, ô tô cá nhân là nguồn phát thải gây ô nhiễm, cơ quan chức năng cần có giải pháp kiểm soát khí thải. Đã có những đề xuất, đề cập đến vấn đề này nhưng vẫn bỏ ngỏ, chưa thực sự quan tâm, đi đến cùng.
Về vấn đề giao thông phát thải gây ô nhiễm nên ông Tùng đề xuất cần tăng cường thêm hệ thống giao thông công cộng. Hiện có những hệ thống xe công cộng chạy bằng điện, Hà Nội nên có các chính sách khuyến khích phát triển nhiều và hiệu quả hơn về các hệ thống trên.
TS Tùng cũng cho rằng, Thủ đô Hà Nội cần cương quyết hơn trong vấn đề kiểm soát khí thải của xe máy. Nhiều người lo lắng về việc tốn kính phí, mất thời gian khi triển khai kiểm soát khí thải xe máy. Tuy nhiên các quốc gia khác đã có triển khai, những thành phố trong nước cũng nên có các phương pháp hợp lý.
Về các nguồn ô nhiễm công nghiệp, cần rà soát, kiểm tra để hạn chế phát thải ô nhiễm. TS Tùng cho rằng, hiện đa phần không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
“Thậm chí nhiều đơn vị vẫn theo hướng hy sinh môi trường để phát triển kinh tế, một số phát triển nhưng không đầu tư vào các hệ thống xử lý khí thải. Ta phải có những chế tài cương quyết xử lý cũng như các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề trên” , TS Tùng nói.
Với các công trình xây dựng hạ tầng phát thải gây ô nhiễm không khí, TS Tùng đề xuất nên có các biện pháp như lắp camera giám sát, kiểm tra… Không để tình trạng người làm tốt cũng giống như người làm sai.
Các bãi rác tự phát, tự đốt rác cũng cần xử lý, nên có những hệ thống đồng bộ xử lý chất thải rắn từ các cấp.
Chia sẻ thêm vấn đề này, PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng ô nhiễm không khí có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch...
Trong các thành phần của không khí ô nhiễm, các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Thông thường các hạt bụi con người nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn.
Các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet, con người không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, bụi sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm, có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau. Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng Hà Nội cần có những biện pháp mạnh hơn để làm giảm mức độ ô nhiễm không khí và cũng là để bảo vệ sức khỏe người dân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng