Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt

    Liam; Design: Hoàng Anh,  

    5 năm trước, iPhone 5s có cảm biến vân tay là smartphone Android cũng ồ ạt có cảm biến vân tay: các nhà sản xuất chỉ cần đặt hàng tới giới cung ứng mà thôi. Đến giờ, khi Face ID đã xuất hiện được hơn 1 năm, Apple mới chỉ có duy nhất 1 đối thủ xứng tầm. Chuỗi cung ứng vẫn ở đó, bất lực ngồi nhìn.

    Ngày 12/9/2018, trong sự kiện iPhone XS, vị phó chủ tịch phần mềm của Apple ngồi lặng yên. So với một năm trước, vai trò của ông mờ nhạt hơn rất nhiều. Tính năng được ông demo (suýt chút nữa thì thất bại) trên sân khấu Apple một năm trước cũng không được nhắc đến nhiều. Sau một năm, với 60 triệu chiếc iPhone X bán ra, Face ID đã không còn là tính năng "đỉnh" đáng mang ra để quảng bá quá nhiều trên iPhone XS, XS Max và XR.

    Nhưng điều đó không có nghĩa rằng vai trò của Face ID đã kém phần quan trọng với Apple. Trái lại, tính năng tưởng chừng đơn giản này lại là minh chứng rõ rệt nhất cho sức mạnh AI áp đảo của Apple so với binh đoàn Android...

    ... ít nhất là cho đến ngày 16/10.

    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 1.

    Với những người không hiểu sâu về công nghệ, Face ID có thể bị đánh đồng thành "Nhận diện khuôn mặt", vốn đã có mặt trên Android từ 2009 và đến nay vẫn được các nhà sản xuất như OPPO hay Vivo khuyên... tránh dùng. Face ID cũng không nên bị gộp chung thành "Nhận diện khuôn mặt 3D" giống như Xiaomi Mi 8 EE và dĩ nhiên cũng rất khác biệt với cảm biến mống mắt có mặt trên Galaxy đầu bảng từ 2017 tới nay.

    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 2.

    Nói một cách (tương đối) đầy đủ, Face ID là "nhận diện khuôn mặt 3D thông qua thuật toán Machine Learning trên phần cứng nhiều thành phần". Để có thể giải quyết bài toán quen thuộc là mở khóa bằng khuôn mặt, Apple thực chất đã đầu tư rất nhiều cho cả phần cứng lẫn phần mềm. Bộ module Face ID bao gồm 6 thành phần, trong đó quan trọng nhất có lẽ là máy chiếu điểm để xây dựng mô hình 3D của mặt người.

    Công nghệ 3D Face Unlock trên Xiaomi EE cũng có các thành phần tương tự, nhưng thiếu đi 2 linh kiện quan trọng: Flood Illuminator (tạm dịch: đèn phủ sáng) và Ambient Light Sensor (cảm biến ánh sáng môi trường). Flood Illuminator được phân tích là một bộ phận quan trọng giúp định vị mắt người, cho phép iPhone X có thể dùng chế độ chỉ mở khóa khi người dùng đang chú ý vào iPhone X – ngay cả trong môi trường tối. Cảm biến ánh sáng ambient giúp FaceID có thể tự động đoán biết, Flood Illuminator cần phát ra lượng ánh sáng hồng ngoại như thế nào để đủ cho tác vụ nhận diện khuôn mặt. 

    Trong màn ra mắt Mi 8, Xiaomi cũng không hề đề cập máy chiếu trong module camera của Mi 8 EE có thể tạo ra mô hình bao nhiêu điểm (FaceID có 30.000 điểm).

    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 3.

    Khác biệt một chút, hệ thống "mở khóa khuôn mặt 3D" trên OPPO Find X có Flood Illuminator nhưng lại không có đèn hồng ngoại. Hệ thống này cũng không có Ambient Light Sensor. Hệ thống này chỉ có 15.000 điểm nhận diện.


    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 4.

    Sự khác biệt về linh kiện cũng có nghĩa rằng cơ chế nhận diện khuôn mặt 3D buộc phải khác nhau, và kết quả là mức độ bảo mật cũng khác nhau. Trong màn giới thiệu của mình, Xiaomi nhập nhằng giữa rất nhiều khái niệm nhưng lại im bặt về các chỉ số như FAR (cho phép mở khóa khi không đúng người) trong khi Apple chẳng ngần ngại công bố con số này là 1/10^6, thấp bằng một nửa Intel RealSense.

    Tương tự, OPPO cũng chỉ nói nhận diện khuôn mặt 3D an toàn gấp 20 lần cảm biến vân tay. Chẳng ai kiểm chứng được cảm biến vân tay của OPPO an toàn đến đâu, và cũng chẳng ai kiểm chứng được 3D Face Unlock của OPPO cả.

    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 5.

    Trong một thế giới mà các đối thủ không ngần ngại chê bai nhau và có gì đáng khoe là khoe ngay lập tức, có thể nói rằng sự nhập nhằng của Xiaomi và OPPO chỉ có một ý nghĩa duy nhất:  cơ cấu kém phức tạp hơn đã khiến Xiaomi không thể đạt đến mức độ bảo mật ngang ngửa với FaceID. Apple công bố có tới 10 nhà cung ứng tạo ra 6 linh kiện cho FaceID. 

    Không phải nhà sản xuất nào cũng có thể thao túng chuỗi cung ứng một cách dễ dàng tới vậy. Sau khi iPhone X ra mắt, một nhà phân tích thị trường nổi tiếng là Ming Chi-Kuo đã đưa ra nhận định rằng Qualcomm và các hãng khác sẽ phải mất khoảng 2 năm mới có thể tạo ra bộ module ngang ngửa Face ID.

    Nhưng đến ngày 16/10 vừa qua, Huawei đã vén màn một chiếc smartphone có 3D Face Unlock với 30.000 điểm nhận diện và đầy đủ 6 thành phần như Face ID. Chỉ số FAR, không một chút ngần ngại nào, được hé lộ là 1/10^6. 

    Huawei đã chạm tay vào Apple.


    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 6.
    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 7.

    Sở dĩ đến giờ Face ID mới có duy nhất 1 đối thủ không phải là bởi phần cứng vượt trội (Apple, Huawei, Xiaomi v...v... sử dụng chung rất nhiều nhà cung ứng). Trái lại, nhận diện khuôn mặt 3D nói riêng đến từ một lĩnh vực mà không phải muốn "học" là được: phần mềm, đặc biệt là AI.

    Hãy nhớ rằng FaceID được xây dựng trên thuật toán máy học. Tính chất máy học cũng có nghĩa rằng khả năng nhận diện của FaceID sẽ ngày một cải thiện tốt hơn khi người dùng mở khóa smartphone thường xuyên hơn. Bất kỳ người dùng iPhone X nào đều sẽ hiểu, nếu như ban đầu smartphone có thể từ chối mở khóa khi họ người dùng nhăn mặt, nhắm mắt hoặc há mồm, càng dùng lâu iPhone X càng dễ nhận diện được các khuôn mặt "thay đổi" này.

    Chỉ có duy nhất thuật toán máy học mới có thể dựa vào các khuôn mặt thường để nhận diện các khuôn mặt "làm trò". Mặt trái của vấn đề là người ta có thể tạo mặt nạ giả để "đào tạo" iPhone X nhận diện một khuôn mẫu nằm giữa mặt thật và mặt nạ, song đó là cách "hack" chỉ dành cho những người không hiểu rõ cách hoạt động của máy học và cố tình bóp méo bản chất của FaceID.

    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 8.
    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 9.

    Dĩ nhiên là FaceID có vấn đề của riêng mình. Khi không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của công nghệ này, các đối thủ cạnh tranh có thể nhập nhằng khái niệm để ám chỉ, "à, điện thoại tầm trung của chúng tôi cũng ngang tầm với iPhone X".

    Song, sự thật chỉ có một. Face ID là công nghệ không phải muốn copy là copy được: chuỗi cung ứng là của chung, nhưng không có nhà sản xuất nào lại đem chia sẻ thuật toán cả. Việc tạo ra một công nghệ phức tạp, tối tân và được đón nhận tốt (iPhone X liên tục là smartphone bán chạy nhất thế giới trong 3 quý liên tiếp) cho thấy Apple vẫn là một thế lực quá lớn trong cả ngành phần cứng và phần mềm.

    Dĩ nhiên, việc Huawei là tên tuổi duy nhất tạo ra được đối trọng cho Face ID cũng cho thấy tiềm lực của gã khổng lồ Trung Quốc này lớn đến thế nào: đến cả Google cũng đâu đã có công nghệ ngang tầm Face ID. 

    Không mấy ai để ý nữa, nhưng FaceID lại là minh chứng cho thấy chiến tranh Apple vs Android sẽ sớm trở nên vô cùng khác biệt - Ảnh 10.

    May mắn là Google chưa cần phải lo lắng trước 2 đối thủ/đối tác của mình. Pixel 3 vẫn đang sở hữu một phép màu kỳ diệu mà cả Apple và Huawei đều chưa làm được: dùng AI cho phép zoom số như zoom thật. 

    Một cuộc bám đuổi khốc liệt sẽ sớm diễn ra. Đây không phải là cuộc bám đuổi giống như chip 64-bit, cảm biến vân tay hay màn hình 18:9 của ngày trước, nơi mọi sự khác biệt có thể được san phẳng bằng cách đi tìm nhà cung ứng nào đó ở Đài Loan hay Trung Quốc. Trái lại, đây là cuộc bám đuổi của cả phần cứng và phần mềm: cho dù có tìm được linh kiện giống hệt, các thương hiệu smartphone còn phải tự xây dựng bộ phận phần mềm đủ mạnh để tạo ra các thuật toán ML ngang tầm đối thủ.

    Chính bởi thế mà mới chỉ có Apple, Google và Huawei được tham dự vào cuộc chiến này. Nhưng Samsung những năm qua đã luôn bứt tốc, và Microsoft có lẽ cũng sẵn sàng bắt tay với bất cứ ai (hiện tại, Microsoft đang "giúp" Huawei). Ai sẽ là kẻ chiến thắng? 

    Có lẽ là đúng như lời Google nói, đó sẽ là kẻ phải biết "kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày