Không muốn mất tiền triệu khi thuê thợ sửa điều hòa, lưu ngay 5 bước tự bảo dưỡng tại nhà đơn giản này
(Tổ Quốc) - Trong mùa nóng, nhu cầu sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa tăng cao. Nếu gặp phải thợ sửa “không có tâm”, khách hàng sẽ rất dễ bị “móc túi” mà không hề hay biết.
Gần đây, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ những tình huống mất tiền oan của gia đình khi thuê thợ sửa điều hòa. Có người phải trả 600.000đ cho hóa đơn sửa chữa, sau đó mới phát hiện ra điều hòa không hoạt động chỉ là do… hết pin. Có người phải trả đến hơn 6 triệu đồng khi mang 5 chiếc điều hòa đi bảo dưỡng, vì nhân viên cố tình bơm ga, thay Aptomat và tụ điều hòa khi chưa bị hỏng của 5 máy để “đội giá” hóa đơn.
Do đó để tránh tình trạng bị “móc túi” trong mùa nóng cao điểm, người dùng cần tự cập nhật cho mình một số kiến thức cơ bản về tự bảo dưỡng điều hòa như dưới đây, vừa tiết kiệm chi phí vừa không phải “rước bực vào người”.
Kiểm tra chung
Cứ định kỳ sau 3-4 tháng sử dụng điều hòa hoặc bỗng nhiên phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần kiểm tra tình trạng chung của máy, bao gồm phần bên ngoài và các điểm nối điện. Hãy kiểm tra xem khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường hay không.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn hay không. Nếu không hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
Vệ sinh cục nóng và cục lạnh
Cục nóng và cục lạnh của điều hòa sẽ khó hoạt động ổn định nếu bị dính bụi bẩn, rác hay vật cản bất kỳ. Do đó, bạn đừng quên làm sạch cục nóng và cục lạnh định kỳ để đảm bảo hiệu năng của máy, ngăn tình trạng hao điện hay quá tải điện.
Đối với dàn lạnh, bạn có thể dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Đối với bụi bẩn và mùi hôi, bạn có thể xử lý bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng.
So với dàn lạnh thì dàn nóng sẽ dễ bị bám bụi hơn do thường được đặt ngoài trời. Vì vậy bên cạnh việc vệ sinh dàn nóng, bạn nên có các biện pháp che chắn, bảo vệ cục nóng để hạn chế bụi bẩn cũng như giảm thiểu tác động trực tiếp từ nắng nóng.
Vệ sinh lưới lọc
Bạn nên định kỳ vệ sinh lưới lọc không khí của điều hòa khoảng 2 tuần/lần, bởi bộ phận này rất dễ bám bụi. Để làm sạch lưới lọc, bạn chỉ cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi phun nước rửa sạch, sau đó chờ khô rồi lắp lại vào máy. Để ngăn nước chảy lênh láng ra sàn, bạn có thể sử dụng túi vệ sinh điều hòa để hứng nước hoặc tiện lợi hơn là sắm hẳn một combo vệ sinh với đầy đủ các dụng cụ cần thiết.
Kiểm tra lưu lượng gas
Bạn nên kiểm tra gas điều hòa định kỳ 3-6 tháng/lần. Điều hòa bị thiếu gas thường xuất hiện các dấu hiệu như làm lạnh kém, chớp tắt đèn báo lỗi, tự động bật - tắt, chảy nước trên dàn lạnh, bám tuyết trên ống đồng.
Bạn cũng cần kiểm tra bộ phận quạt của cục nóng có quay không, hơi nóng có tỏa ra từ cục nóng khi điều hòa đang chạy hay không. Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra xem ống đồng nối vào dàn nóng có hiện tượng bị đóng tuyết hay không. Khi phát hiện điều hòa thiếu gas, bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật để nạp gas bổ sung.
Chạy thử điều hòa
Bước cuối cùng của quá trình bảo dưỡng điều hòa là chạy thử máy. Bạn hãy quan sát tiếng động cơ, tiếng va đập, kiểm tra xem máy có mùi hôi khi hoạt động hay không. Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh và không có dấu hiệu bị chảy nước nghĩa là quá trình bảo dưỡng đã thành công.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng