Không phải các bài giới thiệu sản phẩm hay tính năng, đây mới là phần tuyệt vời nhất trong sự kiện Google I/O 2017
Câu chuyện của một cậu bé người Afganistan nhập cư vào Mỹ và tự lên Google, YouTube để tìm hiểu về công nghệ máy học sau đó phát triển thành công ứng dụng chẩn đoán bệnh ung thư vú là điểm sáng của sự kiện Google I/O rạng sáng nay.
Một trong những đức tin căn bản nhất ở Thung lũng Silicon đó là tất cả mọi người trong ngành công nghệ đều làm việc vì một điều gì đó có thể thay đổi thế giới.
Trên thực tế, gần 2 triệu ứng dụng trên kho ứng dụng đều xuất phát vì mục đích này. Nhưng đôi khi, một đứa trẻ tò mò sẽ ngồi xuống, học cái gì đó mới về công nghệ và tạo ra một thứ gì đó đáng kinh ngạc.
Một ví dụ điều này là một em bé mới học cấp II, tên là Abu. Em đã tạo ra một ứng dụng dùng công nghệ máy học để chẩn đoán bệnh ung thư vú từ những bức ảnh chụp.
Abu và gia đình em là những người nhập cư đến từ đất nước Afghanistan đang bị tàn phá bởi chiến tranh, gia đình em đến Mỹ khi Abu mới là một em bé.
“Đến một đất nước mới thật không dễ dàng”, Aby nói. “Lý do duy nhất em có thể vượt qua được chuyện này là nhờ những người đã đối xử rất tử tế”.
Từ đó, Abu học được một điều rằng “ở hiền gặp lành”.
Google đã rất ấn tượng với ứng dụng của em và công ty này thậm chí còn giới thiệu về nó ngay trong bài trình bày khai mạc của CEO Sundar Pichai tại hội nghị I/O. Google cũng mới Abu tham gia vào sự kiện và trình chiếu một video nói về câu chuyện của em.
Khi Abu 15 và là học sinh năm đầu cấp III, em đã lên Google và tìm kiếm một cụm từ mà em không hiểu: “máy học”. Sau khi biết rằng máy học là một công nghệ đào tạo máy tính biết tìm kiếm những mẫu và đưa ra dự đoán, Abu đã bị mê hoặc vì những khả năng mà công nghệ này có thể đem lại.
Thế nên khi em được giao một bài luận ở lớp nhập môn lập trình, yêu cầu thực hiện một dự án chứng minh công nghệ có thể xử lý một vấn đề như thế nào, em đã muốn dùng máy học để làm một điều gì đó thực sự giúp mọi người. Ý tưởng đầy tham vọng của em là chẩn đoán bệnh ung thư.
“Những người khác thì làm một quyển lịch”, em kể.
Giáo viên của em đã bác bỏ ý tưởng và không muốn em thực hiện một thứ quá xa vời. Thế nhưng em vẫn tiến hành, dành hàng giờ tự dạy mình lập trình, xem các video YouTube để học hỏi về một công nghệ máy học phổ biến của Google với tên gọi Tensorflow.
Và thế là em đã phát triển thành công ứng dụng. Ứng dụng này một ngày nào đó có được các bác sỹ sử dụng hay không thì vẫn là một điều cần thời gian trả lời. Thế nhưng những lỗ lực của em đã khiến Google chú ý đến.
Khi điều này xảy ra, Google cũng đang phát triển các dự án tương tự. Vừa tháng trước, các nhà nghiên cứu của công ty đã thử nghiệm thành công một hệ thống gần giống như vậy.
Dưới đây là video Google giới thiệu về em:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng