Có lần CEO Snapchat, Evan Spiegel, tuyên bố rằng các kiểu quảng cáo trực tuyến hiện tại của Facebook, như theo dõi lượt truy cập của người dùng, rất đáng sợ.
Tháng trước, Facebook đã qua Masquerade - hãng sở hữu ứng dụng sửa ảnh giống những gì Snapchat cung cấp.
Snapchat đã trả đũa bằng cách mua Bitstrips, hãng sản xuất bộ emoji Bitmojis nổi tiếng trên Internet. Điều cay đắng là Bistrips trở thành một doanh nghiệp vào năm 2013 sau khi phổ biến trên chính Facebook.
Tuần này, Snapchat đã cải thiện trải nghiệm trò chuyện của người dùng bằng cách bổ sung những thứ tốt nhất mà Messenger của Facebook có cộng với những tính năng độc đáo của riêng họ.
Đó là một tín hiệu khá rõ ràng: Snapchat, ứng dụng tin nhắn, hình ảnh và video tự hủy không còn là một món đồ chơi nữa. Nó chính thức trở thành một mối đe dọa với tham vọng dành giật cả người dùng và đối tác quảng cáo của Facebook.
Cuộc Thế chiến giữa Facebook và Snapchat đã bắt đầu. Hai bên sẽ chiến đấu hết mình để hút tiền quảng cáo, người dùng và sức mạnh của nhau.
Chiến dịch đầu tiên: Thu hút người dùng
Tin nhắn và video là hai trong số những mặt trận lớn nhất mà Facebook và Snapchat đang chiến đấu với nhau để dành giật người dùng.
Từ lâu, Facebook đã tìm mọi phương án tác chiến để sở hữu thị trường tin nhắn. Công ty của Mark Zuckerberg thâu tóm WhatsApp với giá 19 tỷ USD để sử dụng nó như một vũ khí tấn công các thị trường nước ngoài trong khi tách ứng dụng Messenger ra khỏi mạng mạng xã hội cốt lõi, biến nó thành một ứng dụng độc lập.
Qua thời gian, Facebook bổ sung thêm những tính năng như sticker, thứ rất phổ biến trong các ứng dụng nhắn tin tại châu Á, và khả năng trò chuyện với các doanh nghiệp cũng như đặt xe Uber cho Messenger.
Ngoài nhắn tin, người dùng Messenger còn có thể ghi chú bằng thu âm gọi điện hoặc chat video.
So sánh tính năng, Snapchat có vẻ không được phong phú bằng Messenger. Tuy nhiên, Snapchat có thứ mà ứng dụng nhắn tin của Facebook không có đó là khả năng tự xóa của tin nhắn, ảnh, video.
Hiện, Snapchat đã bổ sung các tính năng tương tự, thậm chí còn hơn Messenger. Hiện tại, người dùng Snapchat có thể ghi chú bằng thu âm, video cũng như gọi điện. Snapchat có sticker giống Facebook để bạn gửi cho bạn bè. Hiện tại, bạn cũng có thể tải ảnh vào tin nhắn, đây là lần đầu tiên Snapchat cho phép người dùng tải ảnh vào ứng dụng.
Tin nhắn không phải là mặt trận duy nhất giữa Facebook và Snapchat.
Trên mặt trận video, hai đối thủ có cùng một nhiệt huyết khi cả Facebook và Snapchat đều tuyên bố có 8 tỷ lượt xem video mỗi ngày.
Snapchat tiếp tục đẩy mạnh tính năng Live Stories, phản ánh những góc nhìn khác nhau, trực tiếp từ các sự kiện trên thế giới, và tính năng Discover, khuyến khích người dùng tạo ra những nội dung đặc biệt theo định dạng video thẳng đứng của hãng.
Đây là động thái cạnh tranh trực tiếp với tham vọng tăng video trên newsfeed của Facebook.
Cho tới nay, Facebook đã phản ứng với mối đe dọa ngày càng tăng từ Snapchat bằng cách tăng gấp đôi những nỗ lực trong mảng video của mình, ưu tiên đưa video của các nhà xuất bản chuyên nghiệp lên newsfeed của người dùng và đẩy mạnh tính năng truyền hình trực tiếp nhằm mang lại cảm giác hòa nhập trong sự kiện mà người dùng thích trên Snapchat.
Thậm chí, Facebook còn trả tiền cho người nổi tiếng và đề nghị họ sử dụng tính năng truyền hình trực tiếp trên Facebook nhằm thu hút người dùng sử dụng tính năng này. Giống như cách Snapchat làm với tính năng Discover, Facebook cũng khuyến khích các đối tác truyền thông phát chương trình của họ qua tính năng truyền hình trực tiếp.
Chiến dịch thứ hai: Kiếm tiền từ quảng cáo
Tất cả những nỗ lực của Snapchat và Facebook đều có chung một mục tiêu đó là lôi kéo người dùng sử dụng ứng dụng của họ liên tục, mọi lúc, mọi nơi và thu hút tiền quảng cáo từ những thương hiệu lớn muốn tiếp cận khách hàng qua họ.
Snapchat công khai tỏ ra không ưa kiểu quảng cáo nhắm mục tiêu mà Facebook thường dùng. Có lần CEO Snapchat, Evan Spiegel, tuyên bố rằng các kiểu quảng cáo trực tuyến hiện tại, như theo dõi lượt truy cập của người dùng, rất đáng sợ.
Thay vào đó, Snapchat sử dụng truyền hình như một mô hình cho mảng quảng cáo của hãng. Một quảng cáo Gatorade trên Snapchat trong đó mọi người có thể giả vờ như mình đang tắm với Gatorade đã được xem tới 160 triệu lần trong sự kiện Super Bowl Sunday. Người dùng Snapchat không hề bị nhắm mục tiêu xem trong quá khứ họ có thích bóng bầu dục hay không. Thay vào đó, quảng cáo có liên quan tới các sự kiện trong ngày, những trận Super Bowl luôn kết thúc với cảnh dội nước lạnh vào huấn luyện viên của đội dành chiến thắng.
Snapchat nhìn thấy cơ hội kiếm tiền tốt hơn từ việc chuyển hướng tiền quảng cáo ra khỏi truyền hình chứ không phải cố gắng dành hợp đồng quảng cáo từ các đối thủ mạng xã hội.
Facebook cũng đang nhắm tới những quảng cáo TV giá rẻ bằng việc đẩy mạnh vào truyền hình trực tiếp và lôi kéo các nhà xuất bản. Và trong khi cả hai mạng xã hội này đều đang cạnh tranh nhau gay gắt trong việc kiếm cáchợp đồng quảng cáo béo bở thì lập trường mục tiêu của Snapchat có vẻ mềm hơn và mang lại cho các nhà quảng cáo một vài ý tưởng chung về việc quảng cáo của họ sẽ phục vụ những đối tượng nào.
Gần đây, Snapchat đã hợp tác với Millward Brown và lôi kéo một vài leader cao cấp của hãng này nhằm suy ra giới tính của người dùng dựa trên những gì họ đang xem trên Discover và trong các phần khác của ứng dụng.
Snapchat cũng yêu cầu người dùng khai độ tuổi của họ để các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu dựa trên vị trí, loại thiết bị và bối cảnh để các quảng cáo hiển thị đúng các đối tượng tiềm năng. Nó không hoàn toàn giống với kiểu nhắm mục tiêu đáng sợ mà Spiegel ghét nhưng nó gần gũi hơn cách mà các nhà quảng cáo đã phải chi tiền để sử dụng trên Facebook.
Chưa thể có chiến dịch cuối cùng
Từ năm 2012 tới nay, Facebook đã chi hàng triệu USD để bắt kịp với Snapchat khi mối đe dọa từ công ty non trẻ này ngày càng gia tăng. Thực tế, người dùng Snapchat mỗi ngày đều dành 25 tới 30 phút cho ứng dụng để không bỏ lỡ những bức ảnh, video độc đáo.
Ngoài việc cố gắng sao chép Snapchat để bắt kịp, Facebook còn phải đảm bảo rằng ổ trứng vàng của nó được bảo vệ. Snapchat bắt đầu bằng cách cạnh tranh với các quảng cáo TV nhưng rõ ràng hãng này cũng đang quan tâm tới kiểu quảng cáo theo dõi, nhắm mục tiêu mà Facebook đang sử dụng.
Nếu các nhà quảng cáo nhận ra rằng chiến lược của Snapchat thân thiện hơn họ sẽ bắt đầu chuyển hướng sang rót tiền quảng cáo vào công ty non trẻ này thay vì Facebook.
Công bằng mà nói, tổng số người dùng Facebook vượt xa Snapchat. Ngoài ra, có thể Facebook sẽ đi trước Snapchat khi khai sinh một mô hình quảng cáo mới: Quảng cáo qua Messenger.
Nhưng Facebook chỉ giữ lại được cơ hội nếu tiếp tục thu hút được người dùng. Từ khi Snapchat xuất hiện tới nay, nhiệm vụ này ngày càng trở nên khó khăn.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng