Không phải Mỹ hay Nhật, đây mới là quốc gia dẫn đầu đà tăng doanh số bán dẫn toàn cầu
Tăng trưởng doanh số bán dẫn của Trung Quốc vượt xa mức trung bình toàn cầu bất chấp các hạn chế công nghệ của Mỹ.
- Chip - thành tựu khoa học vĩ đại nhất lịch sử nhân loại: Chứa hàng chục tỷ bóng bán dẫn mỏng hơn tóc người, nhỏ hơn vi khuẩn, nối với nhau bởi 500km dây dẫn siêu vi
- Nước Mỹ vừa có tỷ phú chất bán dẫn: Coi chip như đam mê, là ‘nữ tướng’ dìu dắt AMD từ thuở 3 USD/cổ phiếu giờ lên 177 USD/cổ phiếu, khách hàng là NASA, Meta, Microsoft
- Intel tung video 'mở hộp' siêu máy sản xuất chip độc nhất thế giới: Trị giá 380 triệu USD, nặng ngang 2 chiếc máy bay, cần 250 kỹ sư và 6 tháng mới lắp ráp xong
- Ra mắt MacBook Air 2024 với chip M3, Apple cho thấy đang "tất tay" với cuộc chơi AI như thế nào
- Học tập Apple, Qualcomm ra mắt "App Store" cho chip AI, cung cấp 75 mô hình AI miễn phí cho người dùng
Doanh số chất bán dẫn trong tháng 1 của Trung Quốc tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với Mỹ và thế giới.
Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) có trụ sở tại Hoa Kỳ, doanh thu của ngành bán dẫn toàn cầu đạt tổng cộng 47,6 tỷ USD trong tháng 1, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo SIA, doanh số bán dẫn tăng 26,6% ở Trung Quốc, 20,3% ở châu Mỹ và 12,8% ở châu Á-Thái Bình Dương. Ngược lại, Nhật Bản chứng kiến doanh số giảm 6,4% và châu Âu giảm 1,4%.
Theo tờ Global Times của Trung Quốc, tăng trưởng doanh số bán dẫn của nước này vượt xa mức trung bình toàn cầu bất chấp các hạn chế của Mỹ đối với xuất khẩu và đầu tư chip cho thấy việc Washington trấn áp ngành công nghiệp chip của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu như dự tính. Các chuyên gia nhận định sự tăng trưởng này cũng phản ánh năng lực sản xuất chip và tự lực ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ma Jihua, một chuyên gia viễn thông kỳ cựu, nói với Global Times rằng khả năng sản xuất chip của Trung Quốc đã sự cải thiện đáng kể. Hơn nữa, Trung Quốc có nhu cầu lớn về chip trong các phương tiện kết nối internet. Kết quả là, tỷ lệ tự cung tự cấp chip của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng.
Xiang Ligang, tổng giám đốc của Liên minh tiêu dùng thông tin có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Global Times: Khả năng tự cung cấp trong sản xuất chip đã tăng từ khoảng 5% năm 2018 lên 17% vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 30% vào năm 2023.
Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang trên đà phát triển nhanh chóng. Theo dữ liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, tổng sản lượng mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc vào năm 2023 đã tăng 6,9% so với một năm trước đó lên 351,4 tỷ chiếc.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy nước này đã chi 349,4 tỷ USD để nhập khẩu 479,5 tỷ chiếc IC vào năm 2023, giảm lần lượt 15,4% và 10,8% so với năm 2022.
Bộ Tài chính Trung Quốc ước tính chi tiêu tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ đã tăng 6,4% hàng năm trong sáu năm qua. Bộ này cho biết từ năm 2018 đến năm 2023, chi tiêu cho khoa học công nghệ đã tăng từ 832,7 tỷ nhân dân tệ (117,2 tỷ USD) lên gần 1,06 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Theo Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc đệ trình lên Quốc hội nước này hôm 5/3, Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng tự lực và sức mạnh về khoa học và công nghệ. Báo cáo cho biết, nước này sẽ khởi động sáng kiến AI Plus và đẩy mạnh nghiên cứu các công nghệ đột phá và tiên tiến.
Theo SIA, Global Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng