Không phải Samsung hay Apple, những "ông tổ" smartphone Android này mới là người đi đầu trào lưu công nghệ tương lai một thời

    NPQM,  

    Khá nhiều cái tên smartphone Android này sẽ khiến người đọc cảm thấy lạ lẫm và bất ngờ vì sự thật ít người biết đến.

    Ngày nay, smartphone thực sự đã trở thành hiện thân của một chiếc máy tính mạnh mẽ mà kích cỡ lại chỉ vừa túi quần nhỏ nhắn, trở thành thiết bị được ưa chuộng bậc nhất mà không ai có thể phủ nhận vai trò của nó. Hãy thử nhìn vào một chiếc iPhone hay Galaxy của Samsung và nghĩ đến một thứ nó không thể làm xem: Lướt web ư? Quá đơn giản. Ứng dụng di động? Không vấn đề. Camera với chất lượng đạt đến tầm vượt mặt cả những máy ảnh du lịch? Chẳng phải bàn cãi. Các phương thức cập nhật thông tin đại chúng cũng đủ đa dạng để làm vừa lòng mọi người dùng. Kết nối không dây toàn diện? Lại một lần nữa smartphone hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó. Và cứ như thế, danh sách kéo dài mãi vẫn chưa hết.

    Với những đặc trưng ưu ái của công nghệ tích hợp lên mình như vậy, có lẽ ít ai để tâm đến quá khứ từ khi smartphone chỉ mới xuất hiện là một ngôi sao còn lạ lẫm trong làng công nghệ toàn cầu. Trình duyệt web trên điện thoại trước đây còn là niềm mơ ước của nhiều người, đồng thời số mật độ điểm ảnh trên màn hình hiển thị còn rất khiêm tốn, không đạt đến nổi số có 3 chữ số chứ đừng nói đến hiện nay đã sắp chạm đầu 5 hàng trăm rồi. Nhưng điều không thể tránh khỏi đó là công nghệ cứ thế phát triển dần qua năm tháng, và rồi cuối cùng ngày nay, smartphone đã được trang bị đến cả những nền tảng an ninh sinh trắc học hiện đại bậc nhất như vân tay, quét mống mắt. Thậm chí, chúng còn có thể biến thành một chiếc PC thực thụ, như Galaxy S8 với Dex hay Continuum của Microsoft và một vài dự án, ý tưởng tương tự.

    Để có một cái nhìn rõ nhất về gốc gác cũng như tiền đề vững chắc làm nên một đế chế smartphone hùng mạnh như hôm nay, hay cùng hướng về những cái tên từng đại diện cho cả một tương lai công nghệ. ĐIều bất ngờ chung ở đây là hầu hết trong số đó đều không thực sự nổi trội một cách dễ dàng lúc bấy giờ, dù chúng lại rất thành công khi chứng tỏ hiệu quả và tiềm năng lâu dài cho tới ngày nay.

    Dell Streak - Màn hình lớn

    Dell vốn chưa bao giờ là một tên tuổi đáng gờm trong làng công nghệ Android, và thậm chí còn không sản xuất smartphone vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Dell mới chính là một trong những thương hiệu đầu tiên mang thiết kế màn hình lớn lên chiếc Dell Streak 5. Khi đó, kích cỡ 5 inch của nó được cho là một con số khổng lồ thực sự, và đương nhiên viền màn hình cũng dày hơn rất nhiều so với thành quả của công nghệ ngày nay.

    Lợi ích thu được cho công ty từ Streak 5 không đáng kể chút nào, nhưng có vẻ như đây lại đóng vai trò như phát súng tiên phong cho việc nhiều nhà sản xuất khác tiếp tục con đường phát triển đó để ngày càng toàn diện hóa, điển hình là Samsung và dòng Galaxy Note của mình. Galaxy Note, không còn nghi ngờ gì cả, chính là cái tên đáng nói nhất khi gây dựng thanh thế cho thiết kế màn hình lớn trên toàn thế giới. Dù sao thì Dell vẫn là ông tổ trước nhất.


    LeTV Le 1 - USB Type-C

    Kết nối có dây tiếp xúc với smartphone ngày nay phần lớn được thực hiện qua cổng kết nối USB đồng bộ nhanh. Đối với smartphone Android, tiêu chuẩn kết nối chung này được tiến hành và thiết kế với cổng micro-USB, và vẫn còn trở nên rất phổ biến tính tới hiện tại. Một số người có thể than phiền về chất lượng truyền tải dữ liệu cũng như cả mục đích sạc năng lượng, nhất là việc phải để ý xem mình có cắm nhầm hướng đầu dây hay không.

    Những bất cập đó kéo dài cho tới cuối năm 2014, USB-Type C ra đời. Thế hệ giao thức tiếp xúc USB mới này có thể cắm theo bất kỳ hướng dây đầu cắm nào bạn thích mà không lo bị lệch, trái đầu như trước, đồng thời tốc độ tải dữ liệu nhanh hơn nhiều. Cả Apple và Google đã nhanh chóng tích hợp nó lên những thiết bị của mình như MacBook hay Pixel. Dù vậy, danh hiệu smartphone đầu tiên sở hữu chuẩn USB-C lại là LeTV Le 1, ra mắt công chúng vào tháng 1 năm 2015. Rất nhiều cái tên khác dần đi theo con đường đó ngay tiếp theo, và cho tới năm 2017 này USB-C đã gần như trở thành tiêu chuẩn được hướng đến trên hết cho những smartphone ra đời trong năm.


    HTC One M8 - Camera kép

    Những người dùng phổ thông vốn không có nhiều quan tâm đặc biệt đến các tính năng công nghệ có thể cảm thấy hơi lạ lẫm với cái tên Honor đến từ Huawei, nhưng chắc chắn sẽ có những người đủ hiểu biết để nhận ra sự đóng góp của nó đối với thiết kế camera kép trên smartphone với màn ra mắt của Honor 6 Plus cuối năm 2014. Tuy nhiên, trước đó vẫn còn có một nhân vật khác còn sở hữu thiết kế này ngay từ tháng 3 cùng năm, đó là HTC One M8.

    Mặc dù HTC vẫn chưa thu được nhiều thành công đáng kể ngay cả với HTC 10 mới, nhưng chiếc One M8 vẫn được coi là một con bài đáng suy xét của họ. Về mặt hiệu suất, One M8 hoàn toàn làm chủ được mọi tác vụ, đi kèm với màn hình sắc nét và nền tảng loa ngoài BoomSound tuyệt vời.

    Thế nhưng, điểm trừ lớn nhất của nó, đáng buồn thay, lại chính là chất lượng camera. Dù sở hữu 2 camera với 2 cảm biến riêng biệt, và mục đích của chúng khi kết hợp với nhau là để tạo ra ảnh có chiều sâu và tất nhiên trải nghiệm hình ảnh cũng được nâng cao. Sự việc dần trở nên thật đáng thất vọng khi HTC One M8 không đáp ứng được hết những kỳ vọng đó, dải màu tương phản động không lý tưởng, và trừ khi ở điều kiện tốt thì hầu như đều không cho ra ảnh như ý. May mắn là thiết kế camera kép không vì thế mà "chết yểu", nhất là nay đó lại trở thành đặc trưng gần như chỉ dành cho các máy cao cấp hàng đầu thị trường.


    Vivo Xplay 3S - Màn hình 2K

    CÒn nhớ khi mà độ phân giải HD (720p) là đỉnh cao cho độ sắc nét hiển thị trên màn hình smartphone? Bậy thì hãy nhìn vào tiêu chuẩn 2K ngày nay, với hiệu quả và chất lượng vượt xa cả mức FullHD 1080p. Và Vivo Xplay 3S chính là một trong những tên tuổi có công đầu tiên trong cuộc tiên phong này.

    Được giới thiệu vào cuối năm 2013, Vivo Splay 3S sở hữu màn hình 6 inch với độ phân giải 2560x1440, hay nói cách khác là 2K. Khi ấy, màn hình 1080p mới chỉ xuất hiện được 1 năm nhưng Vivo quả thực đã hiện thực hóa một bước tiến lớn ở lĩnh vực này. Chất lượng hiển thị, xét cho cùng, nắm giữ tầm nhìn rất lớn về lâu về dài vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, nhất là khi các sản phẩm và phương tiện truyền thông đại chúng, giải trí đang ngày một chiếm ưu thế trong xã hội. Tin tốt là nay không chỉ có flagship mà cả những smartphone cận cao cấp dưới tầm hơn 1 chút cũng đã được ưu ái cho đặc điểm thiết kế này rồi.


    HTC Droid DNA - Sạc không dây

    Dù cho chúng ta nghĩ rằng chúng không thực sự đáng kể ở thời điểm hiện tại, nhưng thiết kế sạc không dây lại như thể là một đặc ân không thể tránh khỏi gắn liền với tiêu chuẩn công nghệ của tương lai, và vẫn không ngừng được phát triển và cải tiến. Ít nhất thì ai cũng phải thừa nhận rằng khi cầm trong tay thiết bị mà không cần phải ràng buộc bởi bất cứ phụ kiện dây kết nối nào cũng rất mê hoặc và hấp dẫn. Con đường đến lúc đó còn dài và chưa thể nói trước, nhưng Bluetooth và đặc biệt là công nghệ sạc không dây chính là những minh chứng rõ rệt nhất.

    Chiếc smartphone Android đầu tiên được tích hợp tiêu chuẩn sạc không dây là HTC Droid DNA, và thật tình cờ, đây cũng là thiết bị đầu tiên phân phối bởi Verizon có độ phân giải màn hình 1080p. Được ra mắt vào năm 2012, Droid DNA có dung lượng pin 2020 mAh, so với ngày nay thì hơi khiêm tốn, nhưng ít ra nó được củng cố với công nghệ sạc không dây cảm ứng Qi. Ít ai nhận thấy rằng sự thật là nền tảng sạc không dây đã và đang dần thu hút được nhiều sự chú ý từ cả các nhà sản xuất cũng như người dùng hơn, giống với sự phát triển của màn hình 2K hay USB-C. Cho dù là tích hợp trực tiếp hay là phải gắn trung gian qua một phụ kiện ngoài, nhiều người vẫn nhận ra điểm yếu nhỏ đó là tốc độ sạc chậm hơn thông thường và gần như không thể sử dụng điện thoại của bạn trong khi sạc vì phải để nó tiếp xúc với tấm sạc cảm ứng. Thế nhưng, công nghệ cải tiến của Samsung đã cho thấy họ đang từng bước khắc phục điều đó với tốc độ sạc không dây nâng lên đáng kể và tạo tiền đề cho tương lai đầu hứa hẹn của công nghệ này.


    LG G6 - Tỷ lệ màn hình 18:9

    Hầu như ai cũng phải thừa nhận rằng màn hình lớn vẫn đang là xu hướng nổi trội trong làng smartphone. Ngày trước, khi mà điện thoại nắp gập còn là "mốt", người ta muốn mình chỉ cần sở hữu chúng càng nhỏ bé và gọn nhẹ càng tốt, nhưng giờ đây với sự lên ngôi của ngành giải trí và truyền thông, màn hình lớn nắm giữ vai trò chủ chốt trong mọi trải nghiệm. Nhiều khả năng định nghĩa "phablet" sẽ không còn được dùng nhiều một cách riêng biệt nữa vì ngay cả smartphone thịnh hành cũng đang trở nên gần như vậy rồi, với kích thước màn hình 5,5 inch đang rất phổ biến. Vấn đề phát sinh ở đây là vì thế nên chúng ngày càng khó để cầm nắm hơn trước.

    Và rồi xuất hiện LG G6, với tỷ lệ màn hình mới hoàn toàn so với 16:9 quen thuộc của smartphone được mô phỏng như trên màn hình máy tính hay cả TV. Về cơ bản, 16:9 là tỷ lệ chữ nhật chuẩn được sử dụng rất nhiều từ trước tới nay, nhưng LG G6 lại chọn 18:9 (2:1), đồng nghĩa với việc chiều dài đúng gấp đôi chiều rộng. Tóm lại, nó sẽ giúp smartphone của bạn có diện tích hiển thị lớn hơn nhưng độ rộng cầm nắm vẫn gần như được giữ nguyên như trước, hoặc có khi là giảm đi nữa.

    Ban đầu một số người còn cảm thấy hơi lạ lẫm nhưng cho tới khi Samsung Galaxy S8 và S8 ra mắt gần đây với tỷ lệ 18,5:9 thì quả thực, tác dụng của nó mới chính thức được nhìn nhận đúng cách. Bộ đôi S8 lần này đều có chiều dài hơn cả gấp đôi chiều rộng, cho kích thước hiển thị lớn bậc nhất nhưng vẫn cầm nắm được thoải mái (tất nhiên dựa vào viền màn hình tối giản nữa). Điều này gợi nhắc đến một tương lai rất gần khi mà tiêu chuẩn này sẽ sớm được áp dụng cho số đông smartphone khác.

    Tham khảo: AndroidAuthority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày