Khi smartphone phát triển, người dùng dần chuyển việc chúc Tết từ thoại và tin nhắn thông thường sang các ứng dụng OTT và mạng xã hội.
Khi thuê bao di động tại Việt Nam bùng nổ, mỗi dịp Tết đến, điều khiến các nhà mạng đau đầu là đảm bảo mọi cuộc gọi, tin nhắn đều thông suốt, nhất là thời điểm đêm Giao Thừa. Thậm chí từng có những thời điểm tôi phải vò đầu bứt tai vì khi đồng hồ điểm 12h đêm 30 nhưng không thể gọi điện chúc mừng người thân của mình, máy liên tục báo lỗi mạng, lỗi kết nối.
Tuy nhiên kể từ khi smartphone lấn át những chiếc điện thoại "cục gạch", cục diện đã thay đổi. Người dùng dần có xu hướng gửi lời chúc Tết, liên hệ với bạn bè, người thân qua mạng xã hội hoặc các ứng dụng nhắn tin miễn phí OTT.
Đại diện Viettel cho biết năm 2015, lượng thuê bao di chuyển về các tỉnh vẫn tăng dịp Tết, xu hướng không có nhiều thay đổi và vẫn nằm trong dự đoán của họ. Nhà mạng này vẫn đang theo dõi, giám sát để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khách hàng trong dịp lễ lớn.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết Viettel đã nắm bắt được xu hướng để tập trung năng lực hạ tầng mạng lưới phục vụ 3G. Nhà mạng MobiFone cũng cho rằng dịp Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của người dân tăng đột biến. Những năm gần đây, người dùng có xu hướng không sử dụng nhiều tin nhắn và thoại thông thường mà chuyển sang dịch vụ 3G với việc gửi hình ảnh, lời chúc năm mới dành cho bạn bè, người thân qua ứng dụng OTT hoặc mạng xã hội.
Mối lo lắng ở thời điểm hiện tại không còn là việc nghẽn mạng thoại và tin nhắn, thay vào đó là nỗi lo về dịch vụ 3G. Nhà mạng MobiFone đã tăng 40% số lượng trạm phát 3G trên toàn quốc để tránh tình trạng lỗi mạng diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.
Trao đổi với bạn Lê Minh (sinh viên ĐH FPT), chúng tôi được chia sẻ: "Khi học cấp 3 chưa có điều kiện dùng smartphone và Facebook chưa phổ biến, cứ Tết đến là mình soạn sẵn tin nhắn và gửi cho một danh sách dài người nhận, nhưng mạng đêm Giao Thừa năm nào cũng lỗi nên có tin gửi được tin không. Giờ bạn bè ai cũng điện thoại to đùng rồi cứ gửi qua Viber hay Line cho tiện, không thì đăng một status lên Facebook để chúc mọi người là nhanh nhất".
"Facebook giờ là nơi mọi người kết nối, biết được bạn bè, người thân mình đang làm gì. Mình cũng như mọi người, ảnh chụp hoa tết, không khí tết đều muốn đăng lên cho mọi người thấy. Tết mà nghẽn mạng thoại với tin nhắn mình không lo nữa, chỉ lo 3G lỗi không vào được Facebook để xem bạn bè mình đi đâu, làm gì thôi." - Minh Anh (Nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho biết.
Sự phổ biến của mạng xã hội và các ứng dụng OTT giúp người dùng kết nối với nhau đơn giản hơn. Đối với nhà mạng, nó giúp các đơn vị này không phải quá đau đầu trong việc đảm bảo tín hiệu truyền tốt khi dịp Tết Nguyên đán tới, tuy nhiên nó cũng làm giảm một phần doanh thu không hề nhỏ của họ. Dù sao đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu, thay vì kiếm lời từ thoại/tin nhắn, nhà mạng hoàn toàn có thể tung ra các gói cước 3G phù hợp và đảm bảo chất lượng 3G tốt để phục vụ nhu cầu người dân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng