Không tăng giá, không găm hàng, Chủ tịch một hãng sản xuất khẩu trang Nhật Bản còn cúi đầu xin lỗi vì không sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu người dân
Đơn hàng tăng gấp 20 lần so với bình thường, đã dồn toàn lực công ty sản xuất vẫn không kịp, chủ tịch một hãng sản xuất khẩu trang Nhật Bản cúi đầu xin lỗi.
- Nước rửa tay khô và xà phòng rửa tay cái nào tốt hơn? Đây là câu trả lời đúng nhất từ chuyên gia Bộ Y tế
- Đây là nơi các chuyên gia y tế, bác sĩ giúp bạn giải đáp về virus corona
- Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát?
- Các ngân hàng đồng loạt vào cuộc chống dịch corona
- Virus corona: Báo Mỹ lật tẩy những hướng dẫn phòng bệnh phi khoa học
Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, giữa thời điểm đại dịch do virus corona đang lan rộng, các cửa hàng thuốc ở Nhật Bản đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu mua khẩu trang của người dân.
Hiện tại khẩu trang là lựa chọn đầu tiên cho người dân Nhật Bản nếu họ muốn bảo vệ mình khỏi sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, càng ngày càng khó mua được khẩu trang do các hiệu thuốc và các nhà sản xuất khẩu trang không thể bổ sung hàng kịp để đáp ứng nhu cầu. "Mỗi ngày chỉ sau vài giờ mở cửa là chúng tôi không còn 1 chiếc khẩu trang nào cả. Chuyện này bắt đầu xảy ra từ khi dịch corona bùng phát", một nhân viên hiệu thuốc nằm ở quận Shinjuku nói.
Những tiệm thuốc khác trong khu vực cũng chứng kiến tình trạng tương tự. Hầu hết trong số họ nói rằng khẩu trang thường bán hết khi mới tầm 10 giờ sáng và những chuyến hàng bổ sung không thể đến đúng giờ. Một số nơi buộc phải giới hạn số lượng khẩu trang mà mỗi khách hàng được mua nhằm tránh tình trạng một số người có mục đích gom hàng bán lại với giá cao.
Clever - một nhà sản xuất khẩu trang ở Toyohashi, Aichi Prefecture nói rằng hiện họ nhận được số đơn hàng cao hơn gấp 20 lần bình thường - khoảng 200 - 300 đơn hàng mỗi ngày từ cả khách hàng trong nước và quốc tế. Bình thường, vào thời gian này trong năm, họ chỉ nhận được 10 đơn hàng mỗi ngày thôi. Trước tình huống như vậy, công ty đã quyết định chỉ đạo tất cả nhân viên tham gia vào dây chuyền sản xuất những sản phẩm khác chỉ tập trung vào sản xuất khẩu trang thôi.
Dẫu vậy, công ty vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu. Và chủ tịch công ty Eri Ishibashi đã công khai nói lời xin lỗi với khách hàng. "Tôi xin lỗi vi không thể sản xuất kịp đáp ứng nhu cầu của người dân".
Một công nhân trong nhà máy của Clever.
Lời xin lỗi của vị chủ tịch Clever được cho là một hành động ấm tình giữa lúc người dân đang rất hoang mang về sự lây lan của virus corona. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên Clever được khen ngợi về những hành động đẹp của mình.
Tặng 10.000 khẩu trang miễn phí
Trước đây khi đại dịch bệnh Ebola hoành hành ở châu Phi, nhu cầu về khẩu trang cũng tăng mạnh. Khi ấy, Clever đã phát minh ra được một loại khẩu trang thông minh có chứa chất khử trùng nhằm loại bỏ virus gây bệnh.
Biết được sáng kiến về loại mặt nạ mới, chính phủ Guinea đã đặt hàng Clever 10.000 chiếc khẩu trang loại này. Tuy nhiên, do cách trở về địa lý để chuyển được số hàng này từ Nhật Bản tới Guinean - một nước châu Phi xa xôi có thể mất vài tháng thủ tục hải quan. Việc này chỉ có thể được thực hiện nhanh hơn nếu như số hàng đó được gửi dưới dạng hàng hóa đóng góp, làm từ thiện.
Và điều bất ngờ đã xảy ra khi ban lãnh đạo Clever đã không ngần ngại chọn phương án làm từ thiện toàn bộ số hàng đó để nó có thể ngay lập tức đến tay người dân Guinean. Vấn đề tiếp tục nảy sinh khi mà đa số khẩu trang của Clever được làm thủ công và đơn hàng trên có số lượng là 10.000 chiếc trong khi đó mỗi ngày nhiều nhất họ chỉ có thể sản xuất 400 chiếc. Chính vì vậy, ban lãnh đạo lại tiếp tục ra quyết định khuyến khích nhân viên làm việc tăng ca, có thưởng thêm tiền để kịp đơn hàng. Điều đó đương nhiên sẽ khiến công ty "lỗ nặng" với một đơn hàng hoàn toàn đi tặng.
Chủ tịch công ty khi ấy là ông Nakagawara thậm chí đã đích thân động viên nhân viên làm kịp đơn hàng này: "Đây là vấn đề mạng sống con người. Rất có thể dịch Ebola sẽ lan tới cả Nhật Bản. Tôi thực sự cần sự giúp đỡ của các bạn". Sau đó ông cúi đầu trước toàn thể nhân viên. Trước sự chân tình ấy, các nhân viên của Nakagawara không hề tỏ ra tức giận, họ đồng tình và hiệp sức hoàn thành đơn hàng.
"Chúng tôi không cần tiền thưởng mà tình nguyện làm thêm giờ để kịp đơn hàng", một người nhớ lại.
Cuối cùng 10.000 chiếc khẩu trang kể trên không chỉ đến tay người dân Guinea mà cả Liberia và Congo.
Khẩu trang của Clever được làm thủ công.
Sau đó, Clever cũng nhận được hàng nghìn đơn đặt hàng mỗi ngày nhờ nổi tiếng vì hành động đẹp. Đây rõ ràng là cái kết có hậu đối với cả doanh nghiệp và khách hàng. Clever đã được xây dựng, phát triển bền vững nhờ dựa trên nền tảng đạo đức xã hội đó. Nếu có ai đó cần, hãy biến họ thành ưu tiên số 1 của mình và hết lòng giúp đỡ họ. Hãy nghĩ về nó như một khoản đầu tư dài hạn.
Dù là một công ty nhỏ bé, nhưng bằng cách như vậy, Clever đã được cả thế giới nhớ đến như một công ty đã góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch Ebola, giờ là virus Corona.
#ICT_anti_nCoV
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng