Khu vườn khép kín của Apple đang héo tàn bởi “kẻ hủy diệt” đến từ châu Âu
Apple từng giữ cho hệ sinh thái sản phẩm của mình hoàn toàn khép kín, nhưng những quy định mới từ châu u đã khiến họ phải thay đổi.
- Bán giấc mơ, thao túng tâm lý,những bí kíp giúp Elon Musk sở hữu nhiều công ty cùng lúc, thành tỷ phú giàu nhất hành tinh
- 22 năm nhìn lại Windows XP: Hệ điều hành đáng nhớ nhất mà Microsoft từng mang đến
- Galaxy S24 Ultra rò rỉ: Sẽ "copy" tính năng quan trọng nhất của iPhone 15 Pro Max?
- Cảnh báo không thể bỏ qua với người dùng Google Chrome
Apple từ lâu đã nổi tiếng với hệ sinh thái được kiểm soát chặt chẽ, thường được gọi là “khu vườn khép kín”. Hệ sinh thái này đã chứng minh là hữu ích với Apple, thúc đẩy khách hàng gắn bó với thương hiệu và hệ sinh thái Apple. Tuy nhiên, các quy định của châu Âu trong thời gian qua đã khiến khu vườn của Apple héo tàn.
“Khu vườn khép kín” là gì?
Một trong những thế mạnh chính của Apple là khả năng giữ người dùng trong hệ sinh thái của mình. Khái niệm Khu vườn khép kín (Walled Garden) thường được sử dụng để đề cập đến hệ sinh thái gắn kết của các sản phẩm Apple, công ty đã làm cho chúng hoạt động liền mạch với nhau theo cách mà sản phẩm bên ngoài không thể làm được, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng và ngăn cản người dùng chuyển sang các sản phẩm đối thủ. Ví dụ: nếu người dùng sở hữu iPhone, họ có nhiều khả năng mua AirPods hơn những tai nghe khác, do sự tích hợp liền mạch giữa các thiết bị, ở một mức độ khác biệt hẳn so với những đối thủ cạnh tranh.
Trong khu vườn của Apple, iMessage nổi lên như một hành phần quan trọng. iMessage đã trở thành nền tảng nhắn tin không thể thiếu đối với nhiều người dùng iPhone. Tuy nhiên, tính độc quyền của nó cũng đóng vai trò như một dạng áp lực thúc đẩy người dùng gắn bó với iPhone để có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện iMessage. Sự độc quyền này là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thống trị của Apple, đặc biệt là đối với những người dùng trẻ tuổi.
Các cơ quan quản lý châu Âu đã chú ý đến khu vườn khép kín này và những tác động phản cạnh tranh tiềm ẩn từ nó. Khu vườn của Apple đã lung lay.
Châu Âu buộc Apple phải chuyển sang dùng USB-C trên iPhone
Để đối phó với những lo ngại ngày càng tăng, Liên minh Châu Âu đã đưa ra các quy định mới yêu cầu tất cả smartphone, mà chủ yếu là hướng đến iPhone, phải áp dụng tiêu chuẩn sạc USB-C trước mùa thu năm 2024. Động thái này nhằm mục đích thúc đẩy khả năng tương tác giữa các thiết bị khác nhau và giảm rác thải điện tử do các cách sạc khác nhau.
Apple đã phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn USB-C cho iPhone trong nhiều năm, lấy lý do là cản trở sự đổi mới và hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, áp lực từ các quy định của châu Âu đã buộc Apple phải thay đổi lập trường. Việc chuyển sang USB-C sẽ đưa iPhone về cùng một cổng kết nối với hầu hết thiết bị điện tử khác và giống với điện thoại Android, cho phép tốc độ sạc và khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn kết nối Lightning đã quá lỗi thời. Không chỉ iPhone, Apple cũng dần chuyển các thiết bị khác của mình sang USB-C, ví dụ như tai nghe AirPods Pro 2 đã có phiên bản với hộp sạc USB-C, Apple Pencil cũng có phiên bản USB-C.
Việc Apple áp dụng USB-C chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Với USB-C, người dùng iPhone sẽ có thể tiếp cận vào nhiều loại phụ kiện và cáp sạc hơn, giúp tìm kiếm các tùy chọn tương thích dễ dàng hơn. Ngoài ra, chuẩn USB-C hỗ trợ sạc và tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, nâng cao trải nghiệm tổng thể của người dùng.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang USB-C cũng có thể đặt ra những thách thức. Những người dùng iPhone hiện tại đã đầu tư vào các phụ kiện dựa trên kết nối Lightning có thể cần phải thay thế cáp và bộ sạc, điều này có khả năng góp phần gây lãng phí điện tử.
Apple "đầu hàng" quy định của châu Âu, cho phép cửa hàng ứng dụng bên thứ ba
Một sự thay đổi đáng kể khác do các quy định của Châu Âu bắt buộc là Apple phải cho phép cửa hàng ứng dụng bên thứ ba, hay sideload, hoạt động trên iPhone. Sideload là hành động tải xuống và cài đặt ứng dụng từ các nguồn khác ngoài App Store chính thức. Mặc dù Apple từ lâu đã phản đối cách làm này với lý do lo ngại về bảo mật và nhu cầu duy trì kiểm soát chất lượng, nhưng áp lực pháp lý đã buộc công ty phải xem xét lại.
Ứng dụng sideload sẽ cung cấp cho người dùng sự linh hoạt và lựa chọn đa dạng hơn, cho phép họ truy cập ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Nó cũng có thể cung cấp cho các nhà phát triển một kênh phân phối thay thế và giảm sự ràng buộc vào mô hình chia sẻ doanh thu của App Store. Ngoài ra, sideload có thể thúc đẩy sự cạnh tranh trong hệ sinh thái ứng dụng và khuyến khích sự đổi mới. Động thái này có khả năng phá vỡ khu vườn khép kín của Apple.
Tuy nhiên, sideload cũng gây lo ngại về bảo mật vì các nguồn ứng dụng không chính thức có thể chứa phần mềm độc hại, bao gồm cả những ứng dụng có thể không đáp ứng các nguyên tắc nghiêm ngặt của App Store. Người dùng có thể vô tình tải xuống phần mềm độc hại, làm tổn hại đến thiết bị và dữ liệu cá nhân của họ. Sideload cũng có thể dẫn đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền vì người dùng có thể truy cập các ứng dụng trái phép.
Hỗ trợ RCS sau nhiều năm phản đối để làm hài lòng châu Âu
Trong một sự kiện vào năm 2022, khi một khán giả nói về việc kém tương thích giữa tin nhắn của iPhone và Android, CEO Tim Cook đã nói một cách hài hước: “Hãy mua cho mẹ anh một cái iPhone.”
Nhiều năm nay Google đã tìm cách thuyết phục Apple làm điều này nhưng đều không thành công – gần đây nhất là nỗ lực của họ với chiến dịch #GetTheMessage. Nhưng bất ngờ thay, Apple đã chính thức thông báo giao thức RCS sẽ xuất hiện trên iPhone. Công ty cho biết việc đưa giao thức RCS lên iPhone sẽ “mang lại một trải nghiệm có khả năng tương tác tốt hơn so với SMS và MMS.”
Việc hỗ trợ RCS sẽ giúp người dùng iPhone có trải nghiệm nhắn tin tốt hơn khi giao tiếp với người dùng Android. Mặc dù iMessage sẽ tiếp tục là nền tảng nhắn tin chính của Apple nhưng việc bổ sung RCS sẽ thu hẹp khoảng cách giữa người dùng iPhone và Android, thúc đẩy khả năng tương tác và cải thiện trải nghiệm nhắn tin tổng thể. Dù Apple lo rằng RCS sẽ không bảo mật bằng iMessage, nhưng công ty đang hợp tác với Hiệp hội GSMA để cải thiện tiêu chuẩn RCS.
Một số nguồn tin cho biết Google đã đến gặp các nhà lập pháp để vận động họ ủng hộ đề xuất của mình. Rõ ràng nhất là việc gần đây Liên minh châu Âu EU cho biết sẽ điều tra iMessage của Apple xem có cần bắt buộc ứng dụng này phải mở cửa với các nền tảng thiết bị khác hay không. Đây có thể là một bước đệm để châu Âu buộc Apple mở cửa “bức tường” iMessage của mình.
Một khu vườn không còn khép kín
Khu vườn của Apple đang trải qua những thay đổi đáng kể để đáp ứng các quy định của Châu Âu. Việc áp dụng USB-C, khả năng tải ứng dụng từ cửa hàng bên thứ ba và hỗ trợ nhắn tin RCS đều là những bước hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái mở hơn. Mặc dù những thay đổi này có thể đặt ra những thách thức và rủi ro nhưng chúng cũng mang lại cơ hội để lựa chọn, cạnh tranh và đổi mới ngày càng tăng trên thị trường. Khi Apple tiếp tục thích ứng với bối cảnh pháp lý mới từ châu Âu, cánh cửa vào khu vườn khép kín tươi đẹp của họ cũng ngày càng phải thay đổi, dù khu vườn của chính Apple có thể sẽ héo tàn, nhưng những thứ mới mẻ cũng có thể phát triển lên từ đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng