Nếu như bạn đang sở hữu một laptop với phần cứng đồ họa yếu hoặc một máy tính cũ, bạn phải kiểm tra kĩ xem máy tính có hỗ trợ tốt cho tựa game mà mình sắp ‘play’ hay không, trước khi phải bỏ thời gian tải về hoặc bỏ ít chi phí để mua đĩa cài đặt.
Việc chơi Game trên máy tính không đơn giản như trên các hệ máy console. Nếu như bạn đang sở hữu một laptop với phần cứng đồ họa yếu hoặc một máy tính cũ, bạn phải kiểm tra kĩ xem máy tính có hỗ trợ tốt cho tựa game mà mình sắp ‘play’ hay không, trước khi phải bỏ thời gian tải về hoặc bỏ ít chi phí để mua đĩa cài đặt.
Các game thủ không cần phải nâng cấp máy tính của họ thường xuyên, vì một máy tính chơi game được xây dựng vào 1 năm trước vẫn có thể thoải mái ‘cài’ các game mới phát hành trong năm nay. Tuy nhiên, laptop không dùng để chơi game và máy tính cũ là vấn đề khác nữa.
Máy tính dùng Intel Graphics - Hãy coi chừng
Đầu tiên, nếu máy tính của bạn đang sử dụng phần cứng xử lí đồ họa Intel Graphics thì có thể bạn sẽ phải từ bỏ niềm đam mê ‘cày’ các game mới phát hành. Hầu hết các laptop giá rẻ ngày nay đều sử dụng phần cứng xử lí đồ họa Intel Graphics thay vì card đồ họa NVidia hay AMD. Bạn nên lưu ý điều này.
Kiểm tra thông số kỹ thuật của máy tính bằng tay
Tất nhiên là bạn phải nắm rõ thông số cấu hình của máy tính mình, nhất là 3 chỉ số tốc độ CPU, dung lượng RAM, dung lượng card màn hình. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về máy tính của mình thông qua website của nhà sản xuất hay tài liệu đi kèm.
Nếu bạn muốn kiểm tra nhanh, có thể sử dụng phần mềm Speccy của Piriform, cùng ‘nhà’ với CCleaner. Và kiểm tra 3 thông số CPU (tính bằng GHz), RAM (tính bằng GB) và Graphics (hãy quan tâm đến cái tên NVIDIA hoặc AMD, và ở đây tính bằng GB)
Sau khi có được thông tin về máy tính của mình, bây giờ bạn hãy chuyển sang tìm thông tin về yêu cầu cấu hình của trò chơi mình sắp ‘cày’, bạn có thể tìm thấy thông tin này ở trang web của trò chơi hoặc ‘nhờ’ Google.
Tương tự, khi xem thông tin cấu hình yêu cầu của trò chơi, bạn nên chú ý đến phiên bản hệ điều hành (OS), RAM, CPU (Processor) và Graphics (Video Card)
Tự động so sánh cấu hình máy với cấu hình yêu cầu của Game
Nếu cảm thấy rờm rà, bạn có thể sử dụng công cụ ‘System Requirements Lab Detection’ để tiến hành so sánh tự động cấu hình máy tính với cấu hình yêu cầu của Game.
Trước khi tiến hành, người viết khuyên bạn nên khởi động lại máy tính và không chạy bất cứ ứng dụng phụ nào. Sau đó tiến hành mở ứng dụng ‘System Requirements Lab Detection’ lên và nhấn ‘Run Detection’. Sau khi tiến hành scan xong, bạn hãy nhấn tiếp vào tùy chọn ‘Go to www.SystemRequirementsLab’ để truy cập vào website của công cụ
Tại website của System Requirements Lab Detection, bạn hãy nhập tên của tựa Game mình cần so sánh cấu hình vào khung trống và nhấn ‘Can You Run It’
Sau đó bạn sẽ được trang web cung cấp các thông tin về so sánh cấu hình cùng kết luận xem bạn có thể ‘chiến’ được Game hay không.
Thật đơn giản phải không? Chúc bạn thành công.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng