Kinh ngạc với những màn “trèo đèo lội suối” mà chỉ ô-tô Liên Xô mới làm được

    PnM,  

    Các mẫu xe này là những minh chứng đỉnh cao cho cuộc đấu tranh khốc liệt giữa một bên là thiên nhiên hoang dã, địa hình hiểm trở với bên kia là những kỹ sư Liên Xô luôn tìm mọi cách để chinh phục các con đường tưởng chừng như không thể vượt qua.

    Nhắc đến ô-tô Liên Xô thì chúng ta thường nghĩ ngay đến những chiếc xe cục mịch, thiếu tiện nghi, uống xăng như uống nước. Quả thật ngành công nghiệp ô-tô Xô Viết đã từng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II và nhiều năm sau đó nhưng rồi phải lùi bước trước cơn lốc của ngành công nghiệp ô-tô thế giới vì chậm đổi mới. Thế nhưng khi nói về độ mạnh mẽ, trâu bò thì xe Liên Xô có lẽ “không có đối thủ”. Mời các bạn xem những màn trình diễn dưới đây của những chiếc ô-tô Xô Viết – vua địa hình. Càng về cuối sẽ càng thú vị đấy!

    1. KamAZ

    Hãy bắt đầu với niềm tự hào của người Nga- Xô Viết, và là biểu tượng tin cậy của dân công trình. Những chiếc xe tải KamAZ nổi tiếng toàn thế giới và khiến những đối thủ trong ngành vận tải phải e sợ. Chưa từng có tên tuổi nào giành được chiến thắng ở giải đua xe “Dakar” nhiều như “KamAZ”. Thế nhưng danh hiệu và thứ bậc không phải là tất cả. Các bạn hãy xem và thưởng thức:

    Cú nhảy kinh hoàng của xe tải KamAZ

    Chỉ có “KamAZ” mới không hề sợ hãi địa hình gồ ghề và những nơi khó vượt! Và dù những chiếc xe KamAZ ngày nay đã có vẻ bề ngoài hiện đại nhưng nền tảng của sự thành công vẫn bắt nguồn từ những năm tháng “Liên Xô”.

    2. “Zaporozhets”

    Những chiếc xe dân sự “Zaporozhets” cũng có thể đem đến nhiều bất ngờ. Người Nga vẫn còn truyền nhau nhiều giai thoại hài hước về những mẫu xe “lưng gù” hay “tai to” khó coi của nhà máy Zaporozhets! Dù vậy nhưng thiết kế truyền động sau với động cơ ở đuôi xe và bánh xe dẫn động cực tốt, những anh chàng Xô Viết gù lưng vẫn chứng minh được khả năng chinh phục địa hình đáng nể.

    Những chiếc SUV hiện đại phải lạy chiếc xe 50 năm tuổi bằng "cụ"

    3. UrAL

    Những điều kiện mà ở các nước được coi là không phù hợp với ô-tô thông thường thì đối với những chiếc xe UrAL lại là “bình thường như cân đường hộp sữa”. Thời tiết mùa đông giá rét, đường lầy lội đến tận thắt lưng nhưng trên lưng vẫn cõng những cây gỗ mới xẻ - quá là tầm thường với xe tải Liên Xô.

    Liệu có chiếc xe nào dám xông pha nơi hiểm địa như thế này hay không?

    4. Shnekohod ZiL

    Tiến lên trước, lùi sau hay thậm chí là đi ngang như cua? Sẽ chẳng là vấn đề một khi những nhà chế tạo ô-tô Xô Viết sử dụng cơ cấu chuyển động dạng xoắn ốc thay vì dùng bánh xe. Kỹ thuật này sẽ không thể đi được trên đường nhựa nhưng trên mặt đất thì nó là vô đối.

    Quá chất cho đội cứu hộ mặt đất với chiếc xe xoắn ốc ZiL-29061 Shnekokhod

    Ở Nga, thiết kế này được biết đến từ đầu thế kỷ trước, và trong giữa thập niên 70 Vitaly Grachev đã tiến hành rất nhiều thử nghiệm với cơ cấu chuyển động xoắn ốc ở nhà máy “ZiL”. Ngày nay chiếc xe này là một phần của tổ hợp “Synhya Ptitsa” với nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu các nhà du hành vũ trụ sau khi hạ cánh.

    5. Pnhevmokhod

    Kiệt tác công nghệ kỳ diệu này cũng được chế tạo tại nhà máy Likhachev ở thủ đô Matx-cơ-va. PKU-1 không phải chỉ là một chiếc xe theo việt dã mọi địa hình thông thường mà còn kiêm cả chức năng máy kéo. Toàn bộ phần bánh xích của nó là những quả bóng khí thay cho bánh xe thông thường. Vậy kiểu thiết kế dị như vậy sẽ đem lại cho PKU-1 khả năng đặc biệt gì? Các bạn hãy xem clip và cảm nhận!

    Bùn sâu 1.5 m không thể làm khó PKU-1

    6. “Vityaz”

    Vâng, đây chính là một chiếc xe bánh xích Xô Viết, và là một trong những minh chứng đỉnh cao cho cuộc đấu tranh khốc liệt giữa một bên là thiên nhiên hoang dã, địa hình hiểm trở với bên kia là những kỹ sư Liên Xô luôn tìm mọi cách để chinh phục các con đường tưởng chừng như không thể vượt qua. Chiếc xe địa hình hai khúc này biết uốn cong đúng như một con sâu theo tất cả các hướng mà bạn có thể tưởng tượng ra được.

    Con sâu thép có một-không-hai của Liên Xô

    Từ "xe bánh xích - гусеничная машина" trong tiếng Nga bắt nguồn từ "гусеница – con sâu" do mô phỏng lại cách mà sinh vật này chuyển động. Thân sau của “Vityaz” cũng có bộ phận dẫn động giúp đẩy xe tiến về phía trước, không quan trọng là đang ở trên đất bằng hay dưới nước. Tại những địa hình mà đến xe tăng cũng bị mắc kẹt, phải “bó tay” thì “Vityaz” lại chẳng hề ngán tí nào.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày