Một bên là chiếc xe tăng Leopard 2 nặng 55 tấn, còn bên kia là con hào rộng 3,5 mét và sâu 1,5 mét!
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn – trong đoạn video dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xe tăng Leopard 2 thể hiện khả năng vượt qua một con hào chống tăng vốn được thiết kế để ngăn chặn nó. Một bên là chiếc xe tăng Leopard 2 nặng 55 tấn, còn bên kia là con hào rộng 3,5 mét và sâu 1,5 mét!
Xe tăng Leopard 2 trổ tài vượt hào
Phương pháp vượt hào đầu tiên mà xe tăng Đức sử dụng là từ từ tiến vào rãnh và dùng sức mạnh khủng khiếp của động cơ để đẩy cả khối thân xác nặng nề về phía bên kia hào, ủi tung cả tảng đất và sau đó trồi lên trên.
Phương pháp thứ hai có vẻ thú vị hơn rất nhiều và sẽ làm thỏa mãn các fan hâm mộ series Fast & Furious – chiếc xe tăng lấy đà từ xa, tăng tốc khi tiếp cận và bay vọt qua miệng hào y như phim.
Đôi lời về Leopard 2
Động cơ MTU MB 873 - trái tim của Leopard 2
Leopard 2 sử dụng động cơ đẩy chạy diesel MTU MB 873 cung cấp sức mạnh 1.500 PS (1.103 kW). MTU MB 873 là loại động cơ diesel bốn thì tăng áp, dung tích 47,6 lít, 12 xi-lanh, làm mát bằng chất lỏng. Nó tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu, ước tính khoảng 300 lít trên 100 km đường và lên đến 500 lít cho mỗi 100 km đường gồ ghề.
Khởi động MTU MB 873 trên mặt đất
Leopard 2 có 4 thùng nhiên liệu, có tổng dung tích khoảng 1.160 lít. Leopard 2 có tốc độ trên đường trường tối đa tới 68 km/h (nhưng do giới hạn của pháp luật nên nó chỉ được phép chạy đến 50 km/h ở thời bình), và chạy lùi với vận tốc 31 km/h.
Xe tăng Leopard 2 lặn sâu với ống thở
Leopard 2 có thể lặn sâu 4 m (13 ft) với ống thở và lội qua nước sâu 1,2 m (3 ft 11 in) mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nào, ngoài ra nó còn có thể leo lên các vách dựng đứng cao khoảng 1 m.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?