[Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy

    TVD,  

    Driver một phần quan trọng giúp hệ điều hành nhận diện và điều khiển máy tính.

    Trong bài viết trước, Genk đã có hướng dẫn chi tiết cài hệ điều hành Windows 7 cho một máy tính mới dành cho các bạn không có nhiều kiến thức về máy tính. Tuy nhiên, sau khi cài đặt song một hệ điều hành mới, chúng ta vẫn còn khá nhiều việc phải làm, một trong số đó là cài đặt driver cho hệ điều hành để nhận dạng các thiết bị trên máy tính. Do đó, trong bài viết tiếp theo của loạt bài chuyên đề kinh nghiệm sử dụng máy tính , Genk xin hướng dẫn cách cài đặt driver cho một hệ điều hành mới, cùng một số vấn đề liên quan.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 1

     
    Driver là gì ?
     
    Diver có thể được hiểu như một ngôn ngữ điều khiển dành riêng cho hệ điều hành, dùng để nhận dạng cũng như điều khiển các thiết bị và linh kiện của máy tính. Các linh kiện và bộ phận của máy tính như main, chipset, card màn hình, card âm thanh, card mạng internet hoặc các thiết bị ngoại vi như máy in, chuột và bàn phím cũng cần có driver để hệ điều hành có thể điều khiển. Có thể ví các bộ phận và linh kiện máy tính tạo nên một hệ thống như một chiếc ô tô, còn driver chính là người điều khiển chiếc ô tô đó.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 2

     
    Nếu không có driver, hoặc driver bị lỗi, hệ thống sẽ không nhận diện được các thiết bị trong máy tính của bạn, đồng nghĩa với việc các thiết bị đó chỉ mang tính minh họa. Do đó việc cài đặt driver là rất cần thiết sau khi cài đặt hệ điều hành mới. Bên cạnh đó, việc liên tục cập nhật các phiên bản driver mới nhất cũng giúp máy tính hoạt động tốt hơn.
     
    Những điều bạn cần lưu ý
     
    Thông thường với một hệ thống máy tính mới, các driver của các thiết bị quan trọng mà bạn cần lưu ý là chipset trên bo mạch chủ (mainboard), card màn hình (VGA card), card âm thanh (sound card), card mạng (Network card), cổng USB. Hầu hết các thiết bị này được tích hợp trên bo mạch chủ, do đó bạn có thể tìm kiếm các driver liên quan đến bo mạch chủ đó, còn đối với các máy được trang bị card màn hình hoặc card âm thanh rời thì bạn sẽ cần cài đặt driver riêng. Trên các laptop hiện nay còn có một loại driver khác của card mạng không dây (wireless card) cũng khá quan trọng, giúp bạn kết nối Wi-Fi.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 3

     

    Có ba cách thông dụng để cài đặt driver trực tiếp cho hệ điều hành mới, cài đặt từ đĩa CD đi kèm với các linh kiện của nhà sản xuất, cài đặt thông qua các gói cài đặt được tải về từ nhà sản xuất hoặc cài đặt thủ công. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ tìm kiếm, tải và cập nhật driver.
     
    Cài đặt từ đĩa CD
     
    Các bo mạch chủ cùng các linh kiện khác như card màn hình, âm thanh v.v.. khi được bán cho người sử dụng luôn đi kèm với các đĩa CD driver, do đó lúc mua các thiết bị máy tính bạn nên kiểm tra kỹ xem các phụ kiện và đĩa CD có đầy đủ hay không.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 4

     

    Khi đã có đĩa CD đi kèm, việc cài đặt driver vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần khởi động máy tính, đưa đĩa CD vào ổ. Bộ cài đặt sẽ tự động khởi chạy, bạn sẽ thấy màn hình cài đặt với giao diện khác nhau tùy thuộc các hãng sản xuất. Thông thường đối với các đĩa CD của bo mạch chủ sẽ có các phần tương ứng với các driver quan trọng đã liệt kê ở trên. Bạn chỉ cần lựa chọn cài đặt từng loại driver, chọn Install và next cho đến khi quá trình cài đặt bắt đầu và hoàn tất.
     
    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 5

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 6

     
    Công việc cũng tương tự với các đĩa CD đi kèm card màn hình hoặc âm thanh hay bất kỳ thiết bị máy tính nào khác. Nếu bạn không thấy bộ cài đặt tự động khởi chạy, bạn sẽ cần vào ổ đĩa CD/DVD của mình và tìm đến file Setup.exe. Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ cần khởi động lại máy để hệ điều hành cập nhật các driver vừa mới cài đặt.
     
    Cách cài đặt từ đĩa CD có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên bạn không thể cập nhật thêm các phiên bản driver mới nhất cho các thiết bị của mình.
     
    Cài đặt từ các gói driver tải về từ website của nhà sản xuất
     
    Trong nhiều trường hợp bạn không thể cài đặt từ đĩa CD, hoặc driver của một thiết bị nào đó bị lỗi và bạn cần cập nhật một phiên bản driver mới, bạn có thể tìm và tải về các gói cài đặt driver của nhà sản xuất. Lưu ý rằng bạn cần kết nối internet trên máy tính, hoặc tải về trên một máy tính khác và sử dụng USB để chuyển bộ cài đặt sang.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 7

     
    Để có thể tải các gói cài đặt driver của nhà sản xuất, trước hết bạn cần biết hãng sản xuất và số hiệu (serial) của thiết bị, có thể là của bo mạch chủ hoặc của card màn hình rời. Cách đơn giản nhất là bạn xem tên của thiết bị trên hộp sản phẩm, hoặc mở nắp thùng máy và xem tên của các thiết bị này được ghi trên đó. Còn đối với laptop, bạn cũng cần biết hãng sản xuất và model của laptop đó.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 8

     
    Sau khi đã biết được hãng sản xuất và serial của thiết bị, việc tiếp theo bạn cần làm là truy cập vào trang chủ của hãng sản xuất và tìm đến đúng tên serial của thiết bị đó và tải về bộ cài đặt driver phù hợp với hệ điều hành của bạn. Trong bài viết này sẽ giới thiệu một số hãng sản xuất phổ biến nhất hiện nay.
     
    ASUS
     
    Bạn cần truy cập trang chủ của ASUS Việt Nam tại đây. Nhập vào serial của thiết bị của bạn vào ô tìm kiếm ở góc trên bên phải, bạn có thể sẽ thấy một vài kết quả gợi ý. Sau khi lựa chọn được đúng thiết bị của mình, bạn sẽ đến trang sản phẩm, tại đây bạn có thể xem hình của thiết bị, các thông số kỹ thuật và mục Tải về để tải driver. Bấm chuột vào mục Tải về, lựa chọn hệ điều hành tương ứng trong hộp OS, lưu ý lựa chọn đúng phiên bản 32 hoặc 64 bit.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 9

     
    Đối với bo mạch chủ, bạn sẽ thấy các driver được liệt kê ở dưới. Trong đó, Chipset, Audio, VGA, Lan là các driver quan trọng đã nêu ở trên. Bấm vào driver tương ứng với thiết bị mà bạn muốn tải về, trong phiê bản mới nhất ở dòng đầu tiên, chọn Global để tải trực tiếp. Đối với card màn hình bạn cũng có thể làm tương tự, chỉ khác một điều trong mục Tải về, bạn chỉ cần chọn mục VGA.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 10

     
    GIGABYTE
     
    Bạn cần truy cập trang chủ của GIGABYTE Việt Nam tại đây. Công đoạn tìm kiếm tương tự như hướng dẫn ở trên. Sau khi đến trang sản phẩm, bạn chọn mục Download. Trong ô loại tải về chọn Driver, trong ô chọn hệ điều hành lựa chọn hệ điều hành bạn đang sử dụng.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 11

     
    Bạn sẽ thấy tương ứng các driver cần tải về cùng các máy chủ tại các khu vực khác nhau. Bạn có thể chọn Châu Á để tốc độ tải về được tối ưu nhất.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 12

     
    ASRock
     
    Bạn cần truy cập trang hỗ trợ của ASRock tại đây. Điền tên serial của thiết bị vào ô Model name và ấn enter. Sau khi đến trang sản phẩm, chọn mục Download trong cột bên trái. Danh sách các hệ điều hành tương ứng sẽ hiện ra, bạn chỉ cần chọn hệ điều hành đang sử dụng. Sau đó sẽ là một danh sách các driver quan trọng với các máy chủ khác nhau để bạn tải về.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 13

     
    MSI
     
    Bạn cần truy cập trang hỗ trợ của MSI tại đây. Điền serial của thiết bị vào hộp tìm kiếm và ấn enter. Chọn Download tại sản phẩm của bạn.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 14

     
    Khi đến trang sản phẩm, chỉ con trỏ chuột lên mục Download và chọn Driver. Trong hộp OS lựa chọn hệ điều hành bạn sử dụng. Sau đó bạn có thể download các driver tương ứng trong danh sách bên dưới.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 15

     
     
    INTEL
     
    Bạn cần truy cập trang hỗ trợ của INTEL tại đây. Điền tên serial của thiết bị vào ô Search downloads, lưu ý bạn không nên dùng ô tìm kiếm ở góc trên bên phải như các nhà sản xuất khác. Trong hộp Select an Operating System lựa chọn hệ điều hành bạn đang sử dụng, hộp Select a Download Type lựa chọn Driver.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 16

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 17

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 18

     
    Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ở dưới, ấn vào và chọn Download, chọn ô I accept the terms để tải về.
     
    Sau khi tải bộ cài đặt về, bạn chỉ cần chạy Setup bình thường và driver sẽ tự động được cài đặt. Lưu ý: Đối với một số driver chưa có phiên bản dành cho Windows 7, bạn có thể download driver của Windows Vista để thay thế và cài đặt như bình thường. Đối với các hãng sản xuất khác hoặc laptop bạn có thể vào trang chủ của hãng đó, và thực hiện các bước tìm kiếm và tải driver tương tự như các hãng đã giới thiệu ở trên.
     
    Với việc tải các bộ driver từ nhà sản xuất, các bạn có thể cập nhật những phiên bản driver mới nhất, giúp thiết bị của mình hoạt động một cách tối ưu. Tuy nhiên cũng có hạn chế là máy tính của bạn phải có kết nối internet, tức là bạn đã phải cài đặt driver card mạng trước đó, nếu không bạn sẽ phải download từ máy tính khác và dùng USB để chuyển bộ driver sang máy của mình.
     
    Cài đặt thủ công bằng tay
     
    Việc cài đặt thủ công bằng tay tuy mất nhiều công sức hơn, nhưng hiệu quả khi bạn muốn tìm driver của thiết bị không rõ tên và nguồn gốc, hoặc các hãng sản xuất đã không còn hỗ trợ driver cho các thiết bị này nữa. Để thực hiện các bạn cần mở cửa sổ Devices Manager bằng cách chuột phải vào biểu tượng My Computer trên Desktop và chọn Properties, sau đó chọn Devices Manager trong cột bên trái.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 19

     
    Khi cửa sổ Device Manager hiện ra, các bạn click chuột phải vào Driver không sử dụng được (có dấu chấm than màu vàng) và chọn Properties.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 20

     
    Tại đây, các bạn chọn đến thẻ Details.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 21

     
    Trong mục Property các bạn chọn dòng Device Instance Path ở menu sổ xuống.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 22

     
    Lúc này, mục Value sẽ có một dòng mã số khó hiểu, bạn hãy click chuột phải vào dòng này và chọn Copy. Nếu Laptop lúc đó chưa kết nối Internet thì bạn có thể viết lại dòng đó ra giấy.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 23

     
    Mở trình duyệt web của bạn lên và vào địa chỉ http://www.devid.info/ rồi Paste đoạn vừa Copy vào dòng trắng trên trang Web và nhấn OK (hoặc sang một máy khác mở trang trên và viết lại đối với trường hợp không kết nối với Internet ở trên).
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 24

     
    Cuối cùng, Driver dành cho bạn đã hiện lên đầy đủ. Mặc dù không phải tất cả đều đúng nhưng thử vài Driver còn hơn là phải tìm kiếm giữa thế giới mạng hỗn độn một Driver mà đến hãng sản xuất Laptop cũng không hỗ trợ.
     
    Sử dụng phần mềm hỗ trợ
     
    Để dễ dàng hơn trong việc cài đặt và cập nhật các phiên bản driver mới nhất, thay vì luôn cập nhật từ nhà sản xuất, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như http://www.driverguide.com/, http://www.driverguide.com/ hay http://www.rootvn.net/. Đây đều là những website uy tín cung cấp miễn phí driver, đặc biệt họ còn cập nhật thông tin do người dung đóng góp, xếp hạng và phân loại driver rất chi tiết. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn cũng như thông cần thiết cho việc cài đặt hay cập nhật driver cho mình.
     

    [Kinh nghiệm sử dụng máy tính] Phần 2: Cài đặt Driver - linh hồn của cỗ máy 25

     
    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như Device Doctor hay DriverIdentifier. Sau khi tải về và cài đặt, bạn chỉ cần để phần mềm tự động quét xem máy tính của bạn còn thiếu drive nào hoặc có phiên bản driver nào mới hơn không. Nếu có, bạn có thể download trực tiếp với link mà phần mềm cung cấp.
     
    Việc cài đặt driver bằng phần mềm tuy đơn giản và tự động, nhưng các phần mềm thông thường đôi khi không nhận diện được nhiều thiết bị. Trong khi các phần mềm hiệu năng cao đều phải trả phí. Hơn nữa khi hoạt động, các phần mềm này thường cài đặt một phần mềm nhỏ vào máy của bạn, len lỏi và tìm thông tin của hệ thống, do đó sẽ rất nguy hiểm nếu bạn gặp phải một phần mềm có mã độc.
     
    Chúc các bạn thành công !

    Xem các bài viết khác thuộcchuyên đề kinh nghiệm sử dụng máy tính.



    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày