Kỷ lục mới của Jack Ma: Alibaba thu 1,5 tỷ USD chỉ trong 3 phút của ngày lễ mua sắm đặc biệt
Với nhiều sản phẩm giảm giá rất sâu, mỗi giây đã có tới 256.000 giao dịch được thực hiện, trong đó 93% được thực hiện qua các thiết bị di động.
Kể từ năm 2009, Ngày Độc thân (Single Day) 11/11 đã được tập đoàn thương mại điện tử Alibaba biến thành ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm. Và năm nay Alibaba đã ghi nhận doanh thu lên tới 8,6 tỷ USD chỉ trong 1 giờ đồng hồ đầu tiên. Chỉ sau 3 phút đã cán mốc 1,5 tỷ USD.
Người tiêu dùng từ ít nhất 192 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đổ xô mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, nơi cung cấp mọi thứ từ tôm hùm đến điện thoại iPhone và tủ lạnh. Với nhiều sản phẩm giảm giá rất sâu, mỗi giây đã có tới 256.000 giao dịch được thực hiện, trong đó 93% được thực hiện qua các thiết bị di động.
Năm nay Alibaba mời hai người nổi tiếng thế giới là ngôi sao quần vợt Maria Sharapova và rapper người Mỹ Pharrell Williams tham gia các hoạt động để thúc đẩy doanh số.
Giới phân tích đang chờ đợi Alibaba sẽ tiếp tục đạt được những con số phá kỷ lục trong mùa mua sắm năm nay. Citigroup dự báo tổng giá trị giao dịch sẽ tăng 31% so với năm ngoái, lên mức 158 tỷ nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD), vượt trội so với con số của các sự kiện tương tự như Black Friday và Cyber Monday.
Theo Bloomberg, tỷ phú Jack Ma sử dụng sự kiện năm nay như 1 thử nghiệm cho kế hoạch sử dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn ngành bán lẻ truyền thống có giá trị 4.000 tỷ USD của Trung Quốc.
“Đó là sự tích hợp giữa offline và online, không chỉ tích hợp về công nghệ mà đó còn là sử dụng các dữ liệu để cá nhân hóa các chức năng, giúp nâng cao hiệu quả tương tác giữa các thương hiệu và người dùng”, Chủ tịch Alibaba Mike Evans cho biết.
Từ chỗ là ngày kỷ niệm dành riêng cho những người độc thân trong văn hóa Trung Quốc, ngày 11/11 đã trở thành một cái cớ để người Trung Quốc mua sắm và tham gia các show giải trí. Còn đối với Alibaba, đây là một cơ hội để thử nghiệm các cải tiến trong công nghệ điện toán đám mây hay trong mảng giao hàng và hệ thống thanh toán.
Trước khi sự kiện diễn ra, đội ngũ nhân viên của Alibaba đã đi khắp Trung Quốc để giúp các đại lý – khoảng 600.000 cửa hàng tiện lợi truyền thống và khoảng 1.000 thương hiệu – nâng cấp hệ thống máy tính. Ở nhiều địa điểm, các nhà bán lẻ này sẽ biến thành các kho hàng và trung tâm vận chuyển. Các cửa hàng truyền thống này được kết nối với hệ thống bằng cách sử dụng một ứng dụng có tên Ling Shou Tong.
Alibaba cũng chuyển đổi 100.000 cửa hàng bán lẻ truyền thống thành “cửa hàng thông minh” với sự tham gia của những thương hiệu nổi tiếng như Levis và L’Oreal. Tại các cửa hàng này, nếu 1 cửa hàng hết hàng thì khách có thể ngay lập tức theo dõi tình trạng còn hàng hay không ở nhiều địa điểm khác. Họ cũng có thể đặt dịch vụ giao hàng tận nhà.
Alibaba mới chỉ đang ở trong giai đoạn thử nghiệm những cải tiến này, tuy nhiên, nếu hệ thống hoạt động hiệu quả, hãng sẽ nới rộng khoảng cách với Amazon trong thế giới bán lẻ đang bị phân mảnh thành 2 mảng rời rạc là cửa hàng vật lý truyền thống và cửa hàng online. Từ nhiều năm nay công ty của Jack Ma cũng đã bỏ hàng tỷ USD thâu tóm các cửa hàng vật lý và thậm chí là trung tâm thương mại, trong khi đến tận mùa hè vừa qua Amazon mới thâu tóm chuỗi thực phẩm Whole Foods.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng