Kỷ nguyên chạy đua cấu hình smartphone sẽ sớm tàn lụi, đây là lý do tại sao

    Ngocmiz,  

    Liệu các nhà sản xuất smartphone có thể bám trụ mãi với việc cạnh tranh phần cứng để khẳng định tên tuổi?

    Những năm qua chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ cũng như cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu smartphone. Hệ quả của cuộc chiến cạnh tranh này là người dùng nay đã được cầm trên tay những chiếc điện thoại có màn hình hiển thị sánh ngang TV, camera VGA, phân giải 4K hay bàn phím cảm ứng siêu nhạy với làn da của họ. Dung lượng lưu trữ cũng trải qua những bước tiến đáng kể cùng với khả năng xử lý tác vụ liên tục được cải thiện. Nhìn lại những chiếc điện thoại cầm tay thời “tối cổ”, ngành công nghiệp sản xuất smartphone thực sự đã tiến những bước rất dài, tuy nhiên…

    Cạnh tranh chỉ dựa trên cấu hình phần cứng sẽ sớm trở nên lỗi thời

    Việc smartphone đang được bán ra hàng loạt với giá ngày càng rẻ đang dần trở thành mối đe dọa cho ngành công nghiệp này.

    Sản xuất điện thoại là lĩnh vực mà các tay chơi thường định vị thương hiệu của mình dựa trên những khác biệt về phần cứng. Tuy nhiên, đặc thù của ngành là nếu một hãng smartphone có thể sử dụng một loại linh kiện phần cứng do bên thứ ba nào đó sản xuất thì các hãng khác cũng hoàn toàn có thể đưa chính linh kiện đó vào sản phẩm của mình.

    Ví dụ nếu Samsung tung ra dòng smartphone mới màn hình 5 inch, camera 4K, RAM 8GB, chip Snapdragon, bộ nhớ trong 64GB thì các hãng điện thoại khác cũng có thể dễ dàng bê nguyên các linh kiện này vào sản phẩm của mình để cạnh tranh. Quy trình bê nguyên lại này có thể diễn ra chóng vánh chỉ trong 15 ngày. Chính thì vậy mà để sống còn, các nhà sản xuất smartphone không thể chỉ dựa vào công cuộc chạy đua cấu hình được nữa.

    Thật vậy sao?

    Lý do chính khiến công cuộc chạy đua cấu hình sẽ sớm tàn lụi đã hiển hiện rõ ràng tại nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Châu Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, nơi sản xuất ra tới 70% số lượng smartphone bán ra mỗi năm trên thế giới. Đây chính là nút giao giữa phần địa phận Quảng Đông phần nối tới Thâm Quyến và phần hướng về Hongkong. Nhiều người còn đùa rằng một vụ ùn tắc nhỏ ở đây cũng có thể làm lũng đoạn thị trường smartphone toàn cầu.

    Ngoài smartphone, các nhà máy xứ này còn sản xuất tablet, laptop, bảng di chuột, flycam, bất cứ thứ gì bạn có thể kể ra. Hầu như mọi thiết bị tối tân thu hút dư luận thế giới cuối cùng đều ra lò từ đây. Cho dù bạn có là chủ một tập đoàn lớn hay một doanh nhân mới chập chững trên thương trường, Quảng Đông vẫn sẽ là lựa chọn số 1 để sản xuất hàng loạt với mức giá phải chăng.

     Quảng Đông - thánh địa sản xuất hàng điện tử

    Quảng Đông - thánh địa sản xuất hàng điện tử

    Từ giữa những năm 2000, các ông lớn như Apple, Samsung hay Sony đều đã đặt sản xuất tại đây. Việc này cũng giúp cho hệ sinh thái sản xuất hàng điện tử nơi đây cực kỳ phát triển. Kết quả là hàng loạt nhà máy mọc lên, cùng chia sẻ nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất hay hợp tác làm sản phẩm theo đơn đặt hàng.

    Hệ sinh thái khổng lồ này có thể xử lý hầu hết các đơn hàng lớn nhỏ và cho ra lò một lượng lớn sản phẩm mỗi ngày. Nói không ngoa thì đây thực sự là thiên đường cho các kỹ sư phần cứng.

    Vấn đề ở chỗ đây cũng chính là thiên đường cho các doanh nghiệp muốn sản xuất các thiết bị tiêu dùng hàng loạt. Muốn xem một lược đồ chi tiết về thị trường smartphone đương thời hay hiểu rõ một chi tiết cấu thành sản phẩm nào đó mà không có bản quyền? Cứ đến đây bạn sẽ tìm được!

    Các thương hiệu Trung Quốc là những kẻ đầu tiên hưởng lợi

    Với hệ sinh thái tuyệt vời nằm ngay trên địa phận của mình như vậy, chẳng có gì khó hiểu khi các nhà sản xuất Trung Quốc luôn là những thành phần đầu tiên hưởng lợi.

    Nhiều thương hiệu lớn của Trung Quốc mua bản quyền sử dụng Android và bắt đầu tùy biến thành những hệ điều hành tương tự cho riêng mình. Có thể kể đến một số cái tên như Cyanogen, MIUI của Xiaomi hay Flyme của Meizu. Các hệ điều hành ăn theo Android nay đã trở thành mối đe dọa cho chính nền tảng (mã nguồn mở) Android đã sinh ra chúng. Một số đối thủ nổi tiếng nhưng không nhiều người ngờ đến chính là Samsung với hệ điều hành Tizen hay Amazon với Fire OS, dù sau cùng đều thất bại.

     Các hệ điều hành tùy biến Android đang trở thành mối đe dọa cho chính nền tảng đã sinh ra chúng

    Các hệ điều hành tùy biến Android đang trở thành mối đe dọa cho chính nền tảng đã sinh ra chúng

    Và rồi đến thời điểm các thương hiệu smartphone Trung Quốc bắt đầu định vị mình trên cuộc chạy đua phần mềm. Điều này lại dẫn đến một bước ngoặt thú vị khác trên thị trường này. Khi chạy đua phần cứng đã trở nên quá dễ dàng và phần mềm trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng hơn thì lại đến lượt các công ty phần mềm ồ ạt nhảy vào thị trường điện thoại vốn đã hết sức nhộn nhịp.

    Các dòng doanh thu mới của nhà sản xuất smartphone

    Phần mềm

    Phần mềm thường không dễ dàng sao chép và cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để thiết kế, test và triển khai trên diện rộng.

    Phần mềm cũng có thể được nâng cấp thường xuyên với những tính năng hay dịch vụ mới cho các dòng điện thoại mới. Chính vì vậy mà kỷ nguyên phần mềm phụ thuộc phần cứng đang dần chấm hết và xu hướng phần cứng được sản xuất ăn theo phần mềm đang lên ngôi. Ví dụ điển hình là Xiaomi với các phần mềm ấn tượng liên tục được ra mắt.

    Cùng với xu hướng các hãng smartphone dựa vào phần mềm để khẳng định tên tuổi trên thị trường, phần mềm cũng đã và đang trở thành nguồn doanh thu chính cho các nhà sản xuất. Các ứng dụng add-on và dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu (như Netflix chẳng hạn) đã góp một phần không nhỏ vào doanh thu của các hãng.

     Trong tương lai, phần mềm sẽ là vũ khí cạnh tranh chính của các hãng smartphone

    Trong tương lai, phần mềm sẽ là vũ khí cạnh tranh chính của các hãng smartphone

    Tại Trung Quốc, nhiều smartphone thậm chí còn được bán ra với giá rẻ hơn chi phí sản xuất. Các hãng điện thoại vì thế luôn muốn tạo ra một hệ sinh thái bù đắp bao gồm cả các nhà sản xuất, cung ứng nội dung, các trang thương mại điện tử cùng hệ thống ứng dụng chạy trên các thiết bị của mình.

    Kênh phân phối

    Khác với Trung Quốc, các thương hiệu Ấn Độ như Micromax hay Intex đều xuất phát điểm là nhà cung cấp kênh phân phối, bán lẻ khắp nước này. Các phần mềm giá rẻ không hoàn toàn được ưa chuộng tại đây nhưng chính mạng lưới phân phối lớn mạnh đã giúp họ có được một mảng thị phần rộng lớn.

    Điều tương tự cũng xảy ra tại các nước khác, chẳng hạn như việc Micromax trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 tại Nga hay Intex cũng đã trở nên phổ biến tại Nam Á, Trung Đông và Châu Âu.

    Tuy nhiên, các hãng điện thoại Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với việc các nhà sản xuất Trung Quốc bán phá giá vào thị trường này.

    Những yếu tố kể trên đã minh chứng cho việc các thương hiệu smartphone sẽ sớm không còn có thể dựa vào cấu hình để cạnh tranh nữa. Trong khi phần cứng đã trở nên quá rẻ và dễ dàng đặt hàng, phần mềm lại đòi hỏi nhiều nỗ lực cùng đội ngũ kỹ sư thực tài để phát triển hay các chuyên gia pháp lý để bảo vệ bản quyền. Đây rất có thể sẽ là những vũ khí mạnh mẽ giúp các nhà sản xuất smartphone định hình tên tuổi và đảm bảo một tương lai bền vững.

    Tham khảo Tech In Asia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày