'Kỷ nguyên sôi sục toàn cầu' đã đến: Thiên tai tàn phá, nhiệt độ chạm mức 'tử thần' đưa nhân loại vào khủng hoảng cực độ
Khái niệm 'nóng lên toàn cầu' đã không còn, giờ đây Trái Đất sẽ phải đối diện với kỷ nguyên kinh khủng hơn nữa mang tên 'sôi sục toàn cầu'.
- Tại sao con người chỉ có 23 cặp nhiễm sắc thể?
- Tính toán sai lầm của các nhà khoa học đã khiến một chiếc nắp cống trở thành vật thể nhân tạo nhanh nhất trên Trái Đất!
- Con người sẽ sớm được cấy 'gân' của kangaroo để phục hồi những chần thương vùng đầu gối
- Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương
- Bí ẩn về rào cản vô hình ngăn cách các loài châu Á và châu Úc cuối cùng đã tìm được lời giải
"Nhân loại đang ngồi trên ghế nóng." - Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhận định trong cuộc họp vào hôm 27/07.
Câu nói ẩn dụ mang đầy sức nặng này của ông António Guterres đưa ra sau khi các nhà khoa học xác nhận rằng tháng 7 này sắp trở thành tháng nóng nhất thế giới được ghi nhận. Qua đó, cho rằng kỷ nguyên "nóng lên toàn cầu" (global warming) kéo dài suốt nhiều năm qua giờ đã kết thúc và tiếp theo, nhân loại sẽ phải đón nhận kỷ nguyên "sôi sục toàn cầu" (global boiling) có sức tàn phá chưa từng có.
Kỷ nguyên "sôi sục toàn cầu"
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và chương trình quan sát Trái đất Copernicus của EU, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 7 đã phá vỡ mọi kỷ lục về nhiệt độ từng được thiết lập trước đó.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng đều đặn do ô nhiễm cản trở ánh sáng mặt trời và hoạt động giống như một nhà kính quanh Trái đất, đã làm cho thời tiết cực đoan trở nên tồi tệ hơn. Tháng 6 vừa qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp giữa mùa hè, chạm ngưỡng "tử thần" được đưa ra trước đó. Tuy nhiên, sự gia tăng đều đặn của nhiệt độ toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng hay thậm chí là chậm lại.
"Nhân loại đang ngồi trên ghế nóng. Đối với phần lớn Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Âu, đây là một mùa hè khắc nghiệt. Đối với toàn bộ hành tinh, đó là một thảm họa. Và đối với các nhà khoa học, rõ ràng là con người phải chịu trách nhiệm".
"Tất cả điều này hoàn toàn phù hợp với các dự đoán và những cảnh báo lặp đi lặp lại. Điều gây ngạc nhiên duy nhất là tốc độ của sự biến đổi. Biến đổi khí hậu đã đến và nó thật đáng sợ dù đây mới chỉ là bắt đầu. Kỷ nguyên nóng lên toàn cầu đã kết thúc, thời đại sôi sục toàn cầu đã đến" - ông Guterres khẳng định trong cuộc họp báo.
Trước vấn đề cấp bách này, ông Guterres kêu gọi các chính trị gia hành động nhanh chóng: "Không khí không thở nổi, sức nóng không thể chịu đựng và lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch cũng như việc ngồi im, không hành động là không thể chấp nhận được.
Các nhà lãnh đạo phải hành động không do dự, không viện cớ, không chờ đợi người khác hành động trước. Đơn giản là chúng ta không còn thời gian".
Thiên tai tàn phá
Tiến sĩ Frederike Otto, giảng viên cao cấp tại Viện Biến đổi Khí hậu Grantham cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu ở thời điểm hiện tại sẽ không giết chết bất kỳ ai nhưng nó thể hiện một điều rõ ràng rằng "hành tinh của chúng ta đang bị sốt".
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang ngày một trở nên rõ rệt hơn khi thiên tai, thời tiết cực đoan đang hoành hành trên toàn thế giới. Cộng thêm ảnh hưởng lớn của hiện tượng thời tiết cực đoan "El Nino", nhiệt độ cùng loạt thiên tai trong năm nay cũng được khuếch đại gấp nhiều lần.
Chỉ trong vài tháng vừa qua, những khu vực như Nam Âu, Bắc Phi và châu Á đã phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt kinh hoàng. Bên kia bán cầu, khu vực miền Nam Hoa Kỳ cũng thường xuyên ghi nhận nhiệt độ lên tới 37 độ C trong nhiều tuần liền, trong đó Phoenix, Arizona ghi nhận kỷ lục 19 ngày liên tiếp trên 43,3 độ C. Tại Trung Quốc, kỷ lục nhiệt độ quốc gia mới là 52,2 độ C vào ngày 16/7 tại tỉnh Tân Cương cũng được thiết lập.
Kể từ tháng 5, nhiệt độ bề mặt nước biển cao kỷ lục đã gây ra hàng loạt đợt nắng nóng ở vùng biển ở Địa Trung Hải, Vương quốc Anh, Ireland, biển Baltic, biển Nhật Bản cùng với một số khu vực ở Thái Bình Dương và phía tây Ấn Độ Dương.
Không những phải đối mặt với nhiệt độ cao khủng khiếp, việc biến đổi khí hậu cũng làm cho hàng loạt thiên tai liên tiếp diễn ra trên toàn cầu.
Cháy rừng bùng phát khắp Hy Lạp, Ý, Croatia và Algeria đã tạo nên cảnh tượng sơ tán chưa từng có. Tại Canada, quốc gia này đã ghi nhận hơn 1.000 vụ cháy rừng, phá hủy khoảng 74.000 km2, tương đương với 1/2 diện tích của Vương quốc Anh.
Bên cạnh đó, nhiệt độ cực cao cũng gây ra lượng mưa lớn bất thường, dẫn đến lũ quét ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil và Đông Bắc Hoa Kỳ hay hạn hán kinh hoàng tại vùng sừng châu Phi khiến vô số người thiệt mạng.
Hậu quả khiến nhân loại rơi vào khủng hoảng cực độ
Sóng nhiệt được gọi là “sát thủ thầm lặng” và là thảm họa nguy hiểm nhất trong tất cả các thảm họa do khí hậu gây ra. Nhiệt độ khắc nghiệt và những thảm họa gián tiếp mà nó gây ra đã góp phần khiến hơn 60.000 ca tử vong chỉ riêng ở châu Âu vào năm ngoái. Với tình hình nhiệt độ ngày càng tăng cao, khiến trái đất sục sôi theo nghĩa đen, một loạt các cảnh báo về sức khỏe cộng đồng đã được đưa ra.
Không chỉ thế, hạn hán hay lũ lụt đang đẩy thêm hàng chục triệu người vào khủng hoảng lương thực khi lúa mì, rau củ quả rơi vào cảnh khan hiếm và tăng giá chóng mặt. Việc này sẽ dẫn đến việc hàng chục triệu người rơi vào cảnh đói khát cùng cực.
Marina Romanello, một nhà nghiên cứu về khí hậu và sức khỏe tại Đại học London và là người đứng đầu Lancet Countdown, cho biết: “Chúng tôi có dữ liệu cho thấy nền tảng của sức khỏe đang bị hủy hoại như thế nào do biến đổi khí hậu. Bất chấp dữ liệu đó, chúng tôi vẫn đang chứng kiến các chính phủ và các công ty ưu tiên nhiên liệu hóa thạch".
Ai là người chịu trách nhiệm lớn nhất?
Tiến sĩ Catherine Abreu, Giám đốc điều hành của Destination Zero, một sáng kiến ngoại giao tập trung vào việc hạn chế sản xuất nhiên liệu hóa thạch, cho biết: "Chúng tôi biết ai phải chịu trách nhiệm.
Sau tuyên bố, bà chỉ ra hàng chục công ty lớn trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và than đá, cùng với các nhà sản xuất xi măng lớn, đồng thời nói thêm rằng ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã "biết về tác động mà các sản phẩm của họ sẽ gây ra đối với hành tinh trong nhiều thập kỷ".
Ngay cả khi các nhà khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, việc các doanh nghiệp chấp nhận tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu vẫn đang bị chậm lại.
Theo đó, vào năm 2022, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lợi nhuận lên 4 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, chỉ một phần rất ít trong số tiền này được sử dụng để chuyển đổi từ dầu khí sang năng lượng sạch.
Ở cấp độ địa chính trị, tiến độ đang rất chậm. Cuộc họp cuối tuần trước của các bộ trưởng năng lượng từ G20, 20 quốc gia giàu nhất thế giới, đã kết thúc với việc không đạt được sự đồng thuận về việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch và từ bỏ các cam kết đã đưa ra vào năm 2022. Tiến sĩ Romanello cho biết, nhiều chính phủ vẫn đang ưu tiên và trợ cấp cho ngành dầu khí hơn là chăm sóc sức khỏe và giá carbon toàn cầu vẫn ở mức âm.
Trái đất đã bước vào giai đoạn mới với nhiệt độ kỷ lục, thiên tai hoành hành ảnh hưởng đến vô số các vùng đất và người dân của nó trong khi đó, quá trình cắt giảm khí nhà kính hay nhiên liệu hóa thạch đang bị trì hoãn cực độ.
Nhiều nhà khoa học nhận định rằng, kỷ lục nhiệt độ của tháng 7 có thể khiến cho năm 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử loài người. Dù vậy, kỷ lục này khó có thể giữ được lâu.
Nguồn: The Independent, Guardian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng