Bất cứ khi nào bạn nhắc đến chim cánh cụt, bạn sẽ luôn nghĩ đến Nam Cực, giống như khi nhắc đến gấu trúc, bạn luôn nghĩ đến Trung Quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt là môi trường sống tự nhiên của gấu trúc chỉ tồn tại ở Trung Quốc, trong khi chim cánh cụt thì không như vậy.
- Có thể bạn chưa biết: Loài voi cũng có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và "bất tử" trước ung thư
- Tìm hiểu về búp bê Daruma của Nhật Bản - một loại bùa may mắn với truyền thống phong phú
- Hóa ra tàu lượn, chữ nổi, xe đạp hay băng vệ sinh đều được phát minh ra nhờ vào những lý do vô cùng "đặc biệt"
- Tổng hợp những môn thể thao kỳ lạ trong Thế vận hội Olympic, nhưng tới nay đã bị xóa bỏ
- What If...? tập 6 và những câu hỏi cần được giải đáp về Killmonger và Iron Man
- Sẽ ra sao khi Trái Đất có hình dạng của một chiếc bánh donut?
Từ lâu, chim cánh cụt đã được thế giới biết đến với hình ảnh chú chim béo ú không biết bay trên các sông băng ở Nam Cực. Nhưng khu vực sinh sống của chim cánh cụt lại phong phú hơn thế rất nhiều, ngoài Nam Cực cực lạnh giá, loài chim này còn có thể sinh sống trong vùng ôn đới với 4 mùa rõ rệt, thậm chí là cận xích đạo với nhiệt độ 20 -30 độ C!
Phạm vi sinh sống của chim cánh cụt
Chim cánh cụt là một sinh vật giống chim cổ đại, và tổ tiên của chúng có thể đã tồn tại trước khi các sông băng ở Nam Cực hình thành.
Khoảng 65 triệu năm trước, khả năng sao chổi va vào Trái Đất đã tạo điều kiện khí hậu thay đổi mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến sự tuyệt chủng của một nửa số loài, và khủng long là một trong số đó.
Các loài còn sống sót bước vào thời kỳ tiến hóa tiếp theo - Đại Nguyên sinh. Về lý do tại sao loài chim này không thể bay, hiện có hai quan điểm. Đầu tiên là chim cánh cụt chưa bao giờ biết bay. Thứ hai là ban đầu chim cánh cụt có thể bay, trong quá trình tiến hóa, do gặp những khó khăn nhất định như thiếu thức ăn trên không nên chúng buộc phải từ bỏ khả năng bay và sống trên cạn, dưới nước.
Sau nhiều năm đào thải và chọn lọc tự nhiên, đôi cánh của con cái chúng đã tiến hóa thành hình dạng giống như vây, hình thành nên diện mạo như hiện nay. Đánh giá từ các bằng chứng hóa thạch hiện tại thì khả năng đầu tiên dễ xảy ra hơn.
Vào giữa thế kỷ 15, các thủy thủ Bồ Đào Nha lần đầu tiên phát hiện thấy chim cánh cụt ở Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, nhưng không mấy quan tâm đến sự tồn tại của chúng.
Vào đầu thế kỷ 16, hạm đội Magellan một lần nữa tìm thấy những con chim cánh cụt trên bờ biển Argentina, gọi chúng là "những con ngỗng không được nhận dạng".
Ngay từ khi con người chưa đặt chân lên lục địa Nam Cực, hai phát hiện sớm nhất về chim cánh cụt đã xảy ra ở vùng ôn đới Nam bán cầu.
Thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều người phát hiện ra loài chim cánh cụt, điều này đã khơi dậy sự quan tâm của các nhà sinh vật học và họ bắt đầu nghiên cứu chúng, nhưng công cuộc nghiên cứu này thường bị giới hạn trong việc khám phá chuyên nghiệp và tác động cũng rất hạn chế.
Kể từ thế kỷ 19, ngày càng có nhiều người bắt đầu đặt chân đến lục địa Nam Cực, các nhà điều tra đã tìm thấy những con chim cánh cụt ở khu vực sông băng, và con số của chúng ấn tượng đến mức có thể gây sốc cho các nhà sinh vật học. Tổng số chim cánh cụt được biết đến là khoảng 140 triệu con, có thể chia thành 18 loại.
Trong số đó, chỉ có hai loại là chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt Adelie sống hoàn toàn ở Nam Cực, với tổng số gần 120 triệu con. Nói cách khác, hơn 85% chim cánh cụt trên hành tinh của chúng ta sống tập trung ở Nam Cực. Đặc biệt trong đời sống của con người, chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt Adelie là hai loài chim cánh cụt xuất hiện nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông.
Kể từ đó, trong con mắt của thế giới, chim cánh cụt dường như đã trở thành loài đặc hữu ở Nam Cực. Trên thực tế, có gần 20 triệu con chim cánh cụt sống ở vùng ôn đới. Ngoài ra, chỉ có một loại chim cánh cụt sống ở quần đảo Galápagos gần đường xích đạo, trải dài hai bán cầu Bắc và Nam, nên chúng được gọi là "chim cánh cụt xích đạo".
Quần đảo Galápagos nằm ở Đông Thái Bình Dương, cách lục địa Nam Mỹ khoảng 1.000 km, thuộc Ecuador. Quần đảo bao gồm 13 hòn đảo chính được hình thành do sự đông đặc của dung nham núi lửa và nhiều rạn san hô rải rác, tổng diện tích đất liền và biển khoảng 13.000 km vuông, dân số chưa đến 30.000 người.
Khoảng 5 đến 10 triệu năm trước, núi lửa ngầm phun trào và quần đảo Galápagos nổi lên. Nhiều loài đã di cư đến đây và trải qua thời gian sinh sản, tiến hóa lâu dài nên vẫn giữ được kiểu dáng nguyên thủy hơn so với các sinh vật trên đất liền. Vì vậy nó được gọi là "bảo tàng sống của quá trình tiến hóa sinh học" và cũng đã được UNESCO công nhận là "di sản thiên nhiên thế giới".
Mặc dù quần đảo Galápagos nằm ngang qua đường xích đạo, nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi dòng chảy lạnh của Peru, dẫn đến khí hậu đa dạng, bao gồm nóng, mát, khô và ẩm, mọi sinh vật ưa ấm và ưa lạnh đều có thể cùng tồn tại ở đây và tạo thành một hệ sinh thái nhỏ, biệt lập.
Chim cánh cụt ban đầu sống ở những vùng có vĩ độ trung bình và cao của bán cầu nam, tương đương với đới lạnh và đới ôn hòa hiện nay. Sau đó, Trái Đất trải qua quá trình lạnh đi lâu dài và đáng kể, các sông băng ở Nam Cực được hình thành. Hầu hết các loài chim cánh cụt đã dần thích nghi với cuộc sống trên sông băng, một số ít chim cánh cụt vẫn sống ở vùng ôn đới.
Quần đảo Galápagos là những hòn đảo nhiệt đới bị cô lập. Chim cánh cụt không thể là sinh vật bản địa địa phương và không thể bay. Vậy chúng đã di cư như thế nào? Tại sao chúng lại chọn quần đảo Galápagos thay vì phần còn lại của xích đạo?
Tất cả điều này là nhờ vào dòng lạnh Peru. Quy mô của dòng lạnh Peru là duy nhất trên thế giới, và nó được biết đến là dòng lạnh mạnh nhất trên thế giới .
Đầu tiên, dòng lạnh Peru có thể trực tiếp đẩy dòng nước lạnh ở Nam Cực trực tiếp xuống đường xích đạo, trải dài gần 60 độ vĩ độ.
Thứ hai, do thiếu diện tích đất liền và hải đảo lớn ở Đông Nam Thái Bình Dương, các dòng hải lưu mạnh ban đầu không bị ảnh hưởng bởi các chướng ngại vật địa lý trong quá trình trôi dạt, dẫn đến dòng chảy lạnh ở Peru chảy nhanh, có thể tăng tốc độ bơi của chim cánh cụt.
Chim cánh cụt bơi trong nước rất nhanh, tốc độ lên tới 30 km/h, trung bình chúng có thể di chuyển khoảng 160 km mỗi ngày.
Khoảng cách ngắn nhất giữa quần đảo Galápagos và lục địa Nam Mỹ là chưa đầy 1.000 km. Với sự trợ giúp của dòng hải lưu, những con chim cánh cụt đến được quần đảo Galápagos trong vòng chưa đầy một tuần.
Do đó, những con chim cánh cụt ban đầu sống ở đới lạnh giá và ôn đới trôi theo dòng hải lưu đến vùng lân cận của quần đảo Galápagos, nơi chúng sinh sôi và phát triển, và dần trở thành loài thích nghi với cuộc sống nhiệt đới.
Chim cánh cụt xích đạo và chim cánh cụt Nam Cực có nhiều đặc điểm khác nhau , chẳng hạn như chim cánh cụt xích đạo rất nhỏ, chỉ cao 50 cm, nặng 2,5 kg, xung quanh mắt có màu hồng, có sọc ở ngực và có đốm ở bụng.
Trên thực tế, môi trường sống của chim cánh cụt xích đạo rất mỏng manh, phức tạp và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở mắt xích nào đó cũng có thể khiến chúng mất đi nơi trú ngụ.
Mặc dù dòng lạnh Peru cung cấp cho chúng một nơi trú ẩn tương đối mát mẻ ở một mức độ nhất định, thế nhưng khí hậu toàn cầu hiện đang trải qua những thay đổi nhanh chóng, và sự nóng lên của khí hậu đã làm tăng khó khăn cho sự tồn tại của chúng.
Không chỉ có loài chim cánh cụt ở xích đạo mà nhiều loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, và con người có trách nhiệm không thể lay chuyển.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng