Là bộ phận không thể thiếu trong mỗi dịp ăn uống, từng có lúc người ta còn dùng cả răng động vật để thay thế cho răng người
Thậm chí người ta còn dùng cả gỗ, sứ và răng người chết để thay thế cho những chiếc răng bị mất.
Trong những ngày lễ Tết sắp đến, răng miệng có lẽ là bộ phận sẽ phải hoạt động nhiều nhất. Đối với cơ thể con người, có lẽ răng người lớn cũng là một trong số các bộ phận hiếm hoi không thể phục hồi. Kết quả là trong lịch sử, con người luôn tìm kiếm các phương pháp tốt hơn để cấy ghép và phục hồi răng tốt hơn.
Sau hàng nghìn năm thử nghiệm, phải mãi đến gần đây các nhà khoa học răng miệng đã tìm ra cách thay thế răng con người bằng các loại vật liệu cấy ghép giống thực hơn, bền bỉ hơn (nhưng vẫn rất đắt đỏ). Vì vậy trong hàng trăm năm trước đây, những người có thể làm ra những chiếc răng giả tinh xảo đều được xem như những ông hoàng.
Những chiếc răng giả từ thời cổ đại
Bản sao một chiếc răng giả của người Etruscan
Theo nhà lịch sử Scott Swank, người phụ trách Bảo tàng Nha khoa Quốc gia Mỹ, hàng loạt các ví dụ cho thấy việc phục hồi răng đã được thực hiện từ rất sớm trong lịch sử nhưng chúng chưa đủ điều kiện để xem như những bộ răng giả thực sự.
Ví dụ người Ai Cập Cổ đã phát triển loại cầu răng để thay thế cho những chiếc răng bị mất. Họ sử dụng sợi dây vàng để kẹp vào những chiếc răng lân cận để giữ một hoặc hai chiếc răng giả - thường được làm từ răng hà mã hoặc được răng của người khác.
Ở nước Ý cổ, người Etruscan cũng sử dụng các phương pháp tương tự, và tiếp đó đến lượt người La Mã cũng học tập cách làm này. Theo ông Swank, các cầu răng này được hình thành từ kim loại và chất sừng hoặc xương, của cả người và động vật. Không chỉ vậy, các nhà khảo cổ cho thấy có ít nhất một trường hợp đã sử dụng chì để cấy ghép.
"Các nhà nghiên cứu cho biết, thực sự đã có xương hồi phục xung quanh nó, nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi quá trình chữa trị diễn ra như thế nào."
Một bản sao răng giả của người Etruscan.
Bước nhảy vọt từ thời Trung Cổ
Tuy nhiên, vào khoảng những năm 1100, nhân loại đã sẵn sàng cho một bước nhảy vọt hoàn toàn về làm răng giả, hay ít nhất ở một số khu vực nào đó trên thế giới. Ông Swank cho biết, các nhà sử gia thường chấp nhận rằng khoảng thời gian này, những chiếc răng giả thực sự đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc và Nhật Bản, cho dù một vài ví dụ từ thời kỳ đầu Trung Cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Các bản ghi chú và hiện vật chúng ta có cho thấy phần đế của những chiếc răng giả này đã được mài dũa cẩn thận bằng gỗ cứng, ví dụ gỗ hoàng dương (boxwood) để bám một cách tự nhiên với phần lợi bị mất răng của con người (nhờ vào nước bọt, màng nhầy và các nguyên lý hấp thu). Răng giả thường được mài dũa từ ngà voi và lắp trên các đế bằng gỗ.
Một bộ răng giả hàm trên làm bằng sứ tại London, trong giai đoạn từ 1795 đến 1814.
Nhưng theo ông Swank, đây chính là điểm khác biệt lớn giữa các loại răng giả đầu tiên ở châu Á và châu Âu, và nó kéo dài xuyên suốt cả thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng. Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản chủ yếu sản xuất những chiếc răng giả làm từ gỗ, thì tại các nước châu Âu việc này lại hoàn toàn phụ thuộc vào kim loại. Phải đến thế kỷ 15, châu Âu mới bắt đầu phổ biến việc làm răng giả từ gỗ.
"Chúng tôi không chắc lý do là gì, nhưng có thể có liên quan đến sự khác nhau giữa các loại gỗ. Bạn phải có loại gỗ đủ đặc để dễ chế tác, mà không gây ra các vấn đề thường gặp phải với gỗ ướt."
Cho dù lý do là gì, các nha sĩ châu Âu vẫn phải lựa chọn các dây, các tấm kim loại, hoặc các tấm nhíp kim loại để giữ răng giả của bệnh nhân trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Răng sứ trở nên phổ biến trong thế kỷ 18, vì chế tác một cách dễ dàng nhưng nó khó có thể gắn chặt vào các đế cao su cứng cho đến những năm 1850.
Một bộ răng giả hàm dưới được làm từ răng người tại Anh trong giai đoạn 1800 - 1870.
Đối với răng giả, các nghệ nhân tiền công nghiệp thường sử dụng ngà voi hoặc xương đã được mài giũa, cả hàm răng của bò hoặc các loài động vật khác, và thậm chí cả răng người được lấy ra từ các bệnh nhân khác, do những người quyên góp bán lại hoặc lấy ra từ chiến trường.
Trong các bang đầu tiên ở Mỹ, những phương pháp này cũng được áp dụng – và trên thực tế, nó đã dẫn đến một trong những huyền thoại đô thị lớn nhất trong lịch sử nha khoa Mỹ: đó là về bộ răng giả của một trong những người nổi tiếng nhất, tổng thống Washington.
Theo lời giải thích của ông Swank, tổng thống George Washington nổi tiếng vì có một bộ răng giả làm bằng gỗ, nhưng hóa ra không phải vậy. Trên thực tế, bộ răng giả của ông được làm từ ngà voi và cơ cấu nhíp để giữ chặt chúng trong miệng. Dường như ông không hoàn toàn thoải mái với bộ răng giả này, nên đôi khi làm "sắc mặt như hóa gỗ". Và cuối cùng sự hiểu nhầm này lan rộng thành câu chuyện về một bộ răng giả làm bằng gỗ.
Có lẽ ông sẽ hạnh phúc hơn nếu ông đã làm một bộ răng giả như vậy.
Bộ răng giả được George Washington đeo làm từ sứ.
Thời đại của nhựa
Năm 1868, Celluloid được Hyatt phát minh và sử dụng như vật liệu làm đế răng giả từ năm 1890, nhưng nó có mùi khó chịu vì sử dụng long não làm chất hóa dẻo. Nó cũng không giữ được hình dạng lâu nhưng loại vật liệu này đánh dấu việc bắt đầu sử dụng nhựa trong ngành nha khoa.
Từ đây, hàng loạt các loại nhựa tổng hợp như bakelite, resin và từ năm 1938, loại nhựa acrylic resin bắt đầu trở thành vật liệu phổ biến để làm đế răng giả. Nó đủ cứng, trong mờ và khá trơ về mặt hóa học (nghĩa là không gây độc) cũng như có thể sửa chữa dễ dàng và đặc biệt là khá rẻ. Vì các đặc tính này, cho đến nay nó vẫn được sử dụng để làm đế cho răng giả.
Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ và có một hàm răng khỏe mạnh.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng