Làm giàu từ những thước phim không hề dễ dàng...
Nhiều ngôi sao trên YouTube như Ryan Higa hay Pewdiepie tỏ ra khá cởi mở về cuộc sống của họ, với những căn biệt thự, xe hạng sang và các kỷ niệm chương Google gửi tới. Nhưng có một thứ mà chẳng mấy ai chia sẻ: Tiền!
Về vấn đề này, chúng ta vẫn có các con số thống kê như việc PewDiePie kiếm được 12 triệu USD, và nhiều người khác cũng làm được điều tương tự. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, dù có cả triệu subcriber trên kênh, điều này cho thấy có một sự thiếu đồng nhất trong cách YouTube chỉ trả, nói cách khác, những người kiếm được nhiều tiền có một điểm khác biệt nào đó.
Trò chuyện với Scott Fisher và Adam Wescott, 2 nhân vật đang điều hành các kênh có hàng triệu người theo dõi là MyLifeAsEva (5 triệu Subcriber) và LaurDIY ( 2,6 triệu Subcriber), để tìm câu trả lời cho thắc mắc nói trên, và biết được "Tiền tới từ đâu?".
MyLifeAsEva với 5 triệu người đăng ký theo dõi trên YouTube.
Trong khi doanh thu từ quảng cáo trên hệ thống của Google là khá ít ỏi, Fisher và Wescott nhận định chìa khóa mở ra tương lai sung túc cho các YouTuber là nhờ vào việc quảng cáo cho các thương hiệu khác trên video của họ.
Tiền không tập trung một chỗ
Một lĩnh vực đang bùng nổ trong thời gian gần đây là "streaming video" (Phát trực tiếp các nội dung) và thu tiền từ việc nâng cấp người dùng. Với YouTube, Google tung ra mạng lưới dịch vụ YouTube Red. Dễ hiểu hơn, ngoài kiếm tiền thông qua quảng cáo, bạn sẽ nhận được tiền từ chính người dùng nếu nội dung trên kênh YouTube của bạn hấp dẫn họ. Đây là phương thức đã xuất hiện từ lâu trên Twitch.tv, và nó đang ngày càng được nhân rộng.
Wescott với công việc là tư vấn cách kiếm tiền cho các kênh YouTube lớn mà anh quản lý, đã trao đổi với từng khách hàng để có những kế hoạch thích ứng, sẵn sàng kiếm tiền theo phương thức mới mà YouTube Red mang tới.
Điều này có vẻ như "lo xa", nhưng Wescott giải thích rằng đây là cơ hội cực lớn để các ngồi sao trên YouTube bứt phá cả về danh tiếng cũng như thu nhập. Bởi tới thời điểm này, đã có ít nhất 3 kênh kiếm tiền cho người làm nội dung, từ lượt xem và quảng cáo của Google, từ các nhà tài trợ và mới nhất là tiền do người dùng đóng góp.
Các thương hiệu lớn bị hấp dẫn bởi ngôi sao YouTube, và họ sẵn sàng trả nhiều tiền cho quảng cáo
Fisher nói: "Các thương hiệu thường chỉ muốn làm việc với một kênh YouTube mỗi năm". Người ta trả tiền để hình ảnh sản phẩm của họ được xuất hiện trong các video, đây là cách tiếp cận hiệu quả hơn hẳn so với trả tiền cho Google và quảng cáo bằng banner. Ví dụ điển hình là Gigi Gorgeous, kênh YouTube của cô có 2,1 triệu người Subcribe, đồng thời trở thành gương mặt đại diện của sản phẩm kem đánh răng Crest ở Canada, nơi Gigi sinh sống.
Gigi Gergeous, người đại diện của thương hiệu Crest.
Có thể nói, trước khi YouTube Red ra đời, với những ngôi sao lớn, thu nhập từ những hợp đồng quảng cáo như trên mới là thứ giúp họ kiếm cả triệu USD. Wescott và Fisher mong rằng hệ thống quán lý kênh do hai người phát triển sẽ sớm giúp các kênh YouTube có được thành công như vậy. Đây là yếu tố đã tạo ra sự phân hóa "giàu" và "nghèo" giữa các kênh YouTube với nhau, ngay cả khi chúng đều có lượng subcriber cực lớn.
Đáng buồn rằng, không phải nhân vật nào trên YouTube cũng được các thương hiệu lớn để ý tới, họ chỉ muốn bắt tay với những ai họ coi là "siêu sao YouTube", vậy những ai được coi là "siêu sao" trên mạng xã hội chia sẻ video này.
Với tư cách là 2 "ông bầu", Fisher và Wescott biết cách biến một kênh YouTube tiềm năng thành tài khoản cực nổi với hàng triệu Subcriber rồi kiếm tiền từ đó. Công việc của họ là tìm cho ra những người có khả năng và "lăng xê" những cá nhân đó, không thua kém các ông bầu showbiz.
"Dù cho kênh YouTube của bạn có nhiều người xem tới đâu, nhưng nội dung của nó không nằm trong lĩnh vực được các nhà tài trợ quan tâm, sẽ chẳng ai trả tiền cho bạn" hai chuyên gia cho biết. Ví dụ, các vlog của những bà mẹ thường được các nhà tài trợ săn đón, một phần vì không có nhiều các kênh YouTube dạng này, phần khác đối tượng theo dõi các kênh này có nhu cầu mua sắm rất cao, đó là cơ hội quảng cáo trời cho.
LaurDIY đang là đối tác với thương hiệu Starbucks.
Tuy nhiên, một kênh YouTube dạng này của Gaby Dunn, một bà mẹ có 529 ngàn subcriber cho biết không nên quá tham lam các hợp đồng quảng cáo, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của kênh. "Mỗi lần hãng Allison muốn tôi đăng một video quảng cáo về sản phẩm bánh mỳ và bơ của họ, lượng subcribe lại giảm", Gary nói. Thậm chí nhiều người còn tỏ ra giận dữ vì có quá nhiều nội dung quảng cáo trên video của Gary khiến chất lượng bị giảm đi.
Tìm tới những lời khuyên của Fisher và Wescott, cô hiểu ra rằng những người xem không thực sự quan tâm tới việc các kênh YouTube nhận tiền để quảng cáo, họ chỉ muốn được giải trí, vì thế nếu các nội dung quảng cáo làm ảnh hưởng tới nội dung giải trí, họ sẵn sàng bấm hủy theo dõi tài khoản của bạn. Để quảng cáo trên YouTube, bạn cần khéo léo, biết cách chèn các quảng cáo mà không ảnh hưởng tới nội dung bạn xây dựng. Ngoài ra, làm chủ kênh YouTube bạn cũng cần biết từ chối các lời mời quảng cáo kém hấp dẫn, nó có thể giết chết kênh của bạn nếu quá tham lam.
Một lần nữa, ngoài con số về lượt xem hay click quảng cáo mà Google cung cấp, có rất nhiều cơ hội kiếm tiền cho những người làm nội dung trên YouTube. Nhưng cuối cùng, chất lượng nội dung của video là thứ quan trọng nhất, nó phải đủ hấp dẫn để người ta xem và trả tiền để trở thành một thành viên cao cấp, đồng thời thu hút các thương hiệu lớn sẵn sàng tài trợ cho kênh video của bạn. Bạn nên cân đối giữa 2 "nhà tài trợ" mang tiền tới cho kênh của mình, là người xem và các công ty, đó là cách mà những kênh YouTube lớn kiếm hàng triệu USD cho mình.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng