Làm ngay những điều này để ngăn chặn rủi ro cháy nổ điều hòa
Vào mùa hè, tần suất sử dụng điều hòa tăng cao, nhằm tránh những rủi ro cháy nổ liên quan đến thiết bị này, người dân nên đề cao cảnh giác và sử dụng hợp lý.
- Xiaomi lập kỷ lục mới: Bán được 78.000 chiếc điều hòa chỉ trong 1 ngày
- Bật tắt điều hòa liên tục có tiết kiệm điện? Thói quen sử dụng điều hòa sai cách khiến nhà nóng như rang, hóa đơn cao vút
- Mua điều hòa Xiaomi, người dùng nhận cái kết đắng: Đòi kiện cả hãng ra tòa
- Mùa hè dùng điều hoà thế nào để tiết kiệm điện tối đa mà vẫn mát mẻ: Có 4 mẹo hay không nên bỏ qua!
- Theo dõi 4 người sử dụng cùng lúc 1.835 điện thoại hoạt động ngày đêm, cảnh sát phát hiện hành vi bất thường trong căn phòng mở điều hoà 24/7
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc Bộ Công an, trong số 204/376 vụ cháy diễn ra vào tháng 4 (chiếm 54,3% đã điều tra làm rõ nguyên nhân), có 154 vụ xảy ra do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện (chiếm 75,5%).
Trên thế giới, nguy cơ cháy do điều hòa cũng luôn hiện hữu. Theo Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia Mỹ, cháy do điều hòa không khí gây thiệt hại tài sản trung bình 82 triệu USD, làm 140 người bị thương và 20 người chết mỗi năm.
Dưới đây là những nguyên nhân thường xuyên nhất dẫn đến cháy nổ điều hòa và cách phòng ngừa rủi ro.
Thiếu bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ điều hòa sẽ đảm bảo thiết bị luôn sạch sẽ và ở tình trạng tốt nhất để hoạt động hiệu quả. Việc thiếu bảo dưỡng có thể khiến bụi bẩn và mảnh vụn tích tụ trong các bộ phận bên trong như cuộn coil, lỗ thông gió, lưới lọc và dàn tản nhiệt.
Mảnh vụn tích tụ lâu ngày có thể khiến điều hòa bốc cháy nếu không khí lưu thông qua thiết bị bị cản trở, gây ra quá nhiệt, có thể dẫn đến hỏa hoạn. Tần suất vệ sinh điều hòa gia đình là 3-4 tháng/lần nếu sử dụng thường xuyên, liên tục và 1 năm 2 lần nếu sử dụng không thường xuyên, dưới 8 tiếng/ngày.
Sự cố về điện
Sự cố về điện được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây cháy điều hòa. Những ngôi nhà có hệ thống dây điện lỗi thời có nguy cơ cháy nổ cao hơn do dây điện cũ có thể không chịu được tải của các thiết bị điện hiện đại, dẫn đến quá nhiệt và có thể xảy ra hỏa hoạn. Ngoài ra, quá tải cũng là một nguyên nhân phổ biến gây cháy.
Sự không ổn định của dòng điện trong nhà cũng có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của tụ điện. Khi nguồn điện không đủ mạnh, tụ điện phải kích hoạt liên tục, dẫn đến sự sinh nhiệt và nguy cơ cháy nổ. Ngược lại, nếu nguồn điện quá mạnh, điều hòa có thể bị quá tải, cũng là một nguyên nhân gây cháy nổ ở điều hòa.
Ổ cắm điện bị cũ hoặc bị lỗi, thiết bị cũ, dây điện bị sờn, ổ cắm lỏng hoặc hư hỏng còn có thể gây nguy cơ cháy điện. Kiểm tra thường xuyên và thay thế hoặc sửa chữa kịp thời các bộ phận này là các biện pháp an toàn cần thiết để xác định và giải quyết các mối nguy tiềm ẩn.
Quá tải
Thói quen bật điều hòa liên tục có thể khiến hệ thống sẽ bị quá tải. Đặc biệt, do dàn nóng phải làm việc không ngừng, dẫn đến lượng nhiệt sinh ra cao hơn bình thường và nguy cơ cháy nổ tăng lên.
Ngoài ra, nhiều người tin rằng cài đặt nhiệt độ điều hòa thấp sẽ làm mát phòng nhanh hơn. Trên thực tế, để nhiệt độ quá thấp làm chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài phòng quá lớn, gây quá tải lên hệ thống, nhất là cục nóng điều hòa. Quá nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của hệ thống điều hòa, ngay cả khi không bị bắt lửa.
Lắp đặt sai cách
Một cách chắc chắn để đảm bảo rằng điều hòa vận hành ổn định là nhờ chuyên gia và thợ lắp đặt, bảo trì. Việc tự lắp đặt hoặc nhờ người không chuyên nghiệp lắp đặt cho bạn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây cháy nhưng nó làm tăng rủi ro. Việc lắp đặt cẩu thả, không đúng cách có thể dẫn đến các rò rỉ, dây cách điện bị lỏng hay mối nối bị oxy hóa... dẫn đến đoản mạch hoặc phóng tia lửa điện.
Để đồ vật dễ cháy gần cục nóng
Các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, giấy rác, bao bì, lá cây... không bao giờ được xuất hiện bên cạnh bất kỳ thiết bị sưởi hoặc làm mát nào vì tia lửa điện có thể dẫn đến cháy nổ. Để đảm bảo an toàn, hãy luôn giữ khu vực quanh cục nóng điều hòa thông thoáng, sạch sẽ, tránh bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào và thường xuyên vệ sinh, bảo trì.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng