Làm nông nghiệp sạch, bền vững là chìa khóa để nuôi sống hàng tỷ người nhưng không gây hại cho hành tinh
Khi dân số thế giới ngày càng tăng cũng là lúc các nhà nghiên cứu đang đau đáu câu hỏi, làm sao để “nuôi sống” thế giới mà không gây hại cho môi trường như cách nông nghiệp hiện nay đang gây ra.
Rõ ràng vấn đề tăng dân số đang gây áp lực rất lớn cho công tác sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường. Bởi lẽ nông nghiệp là một trong những lĩnh vực phát thải khí nhà kính nhiều không kém công nghiệp.
Đó là lý do các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) đang bắt đầu suy nghĩ về kế hoạch nuôi sống 10 tỷ người trên khắp thế giới mà không gây ra tác hại cho hành tinh này.
Đại tu ngành nông nghiệp
Khi nhìn vào tình trạng của hành tinh và ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp với khí hậu, chúng ta rõ ràng có lý do để lo lắng. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng có lý do để hy vọng nếu con người quyết liệt hơn nữa.
Diet Dieter Gerten, tác giả chính nghiên cứu và là giáo sư tại Đại học Humboldt Berlin cho biết: "Chúng ta đang chiếm đoạt quá nhiều đất để nuôi trồng, chúng ta bón phân và tưới nước quá nhiều. Để giải quyết vấn đề này và trước tình trạng dân số thế giới vẫn đang không ngừng tăng, chúng ta cần suy nghĩ thêm về cách sản xuất thực phẩm".
Nhóm các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu làm sao phải giải quyết được vấn đề nuôi sống dân số ngày một tăng nhưng vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt tính bền vững của môi trường. Thông qua các mô hình, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của thực phẩm đối với tính toàn vẹn của sinh quyển, thay đổi hệ thống đất, cách sử dụng nguồn nước ngọt và dòng nitơ. Sau đó, nhóm xác có thể xác định vị trí và ranh giới môi trường đang bị xâm phạm bao nhiêu để sản xuất thực phẩm, hoàn nguyên môi trường và giúp phát triển nông nghiệp bền vững hơn.
Johan Rockström, giám đốc tại PIK chia sẻ: "Chúng tôi thấy rằng nông nghiệp hiện tại ở nhiều vùng đất đang sử dụng quá nhiều đất, nước và phân bón. Do đó việc sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất này cần phải được thay đổi để tăng tính bền vững với môi trường". Thay đổi nông nghiệp chắc chắn sẽ đem tới những kết quả tích cực, ví dụ như ở phần lớn các nước cận sa mạc Sahara. Nếu biết cách quản lý nước và tài nguyên đất hiệu quả, chúng ta vẫn sẽ có được mùa màng bội thu.
Người tiêu dùng cũng không thể đứng ngoài cuộc
Theo các nhà nghiên cứu, không chỉ người sản xuất phải thay đổi mà chính người tiêu dùng cũng cần thay đổi quan niệm.
Một nền nông nghiệp bền vững sẽ làm tăng khả năng phục hồi của hệ thống khí hậu và giảm sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên ngay cả ở một số nơi trên thế giới, việc xây dựng được một nền nông nghiệp bền vững vẫn là chưa đủ để nuôi sống người dân. Ví dụ như Trung Đông, Indonesia và Trung Âu. Tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu, hoạt động thương mại quốc tế sẽ phần nào nuôi sống người dân ở đó và tăng tính bền vững cho nông nghiệp ở các khu vực này.
Về phía người tiêu dùng, nhóm nghiên cứu khuyên mọi người nên thay đổi quan niệm để tiến tới một hệ thống thực phẩm bền vững hơn. Ví dụ khi mức tiêu thụ thịt ngày càng tăng tại Trung Quốc, người dân cần chủ động hơn trong việc thay thế nguồn protein động vật bằng thực vật.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý nhiều hơn tới chất thải từ thức ăn thừa gây ra. Ước tính chất thải từ thực phẩm chiếm 30% tổng lượng thức ăn bị mất trên thế giới. Do đó việc tiết kiệm đồ ăn và không lãng phí chính là một phần trách nhiệm của mỗi người.
Vera Heck, một nhà nghiên cứu khác thuộc PIK cho biết, những thay đổi ban đầu có thể sẽ khó khăn nhưng về lâu dài, thay đổi trong chế độ ăn uống sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cả hành tinh mà còn cho cả sức khỏe của chính bạn.
Tham khảo InterestingEngineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng