NASA tới gần cuộc du hành tới sao Hỏa, nhưng có thể họ sẽ cần sự giúp đỡ của bạn.
Một trong những trở ngại lớn nhất vẫn đang tồn tại cho đến lúc này là tia bức xạ. Bình thường, tia bức xạ chỉ tạo ra những năng lượng vô hại cùng cái hạt nguyên tử, nhưng khi tiếp xúc với các tế bào sống trên cơ thể người nó sẽ mang lại nguy hại vô cùng lớn cho người bị ảnh hưởng .
Năng lượng của một bức xạ nguyên tử cao càng cao thì càng mang lại nhiều mối đe dọa. Và không may là cả vũ trụ đều được lấp đầy bởi những tia bức xạ này , chúng được gọi là Galactic Cosmic Rays (GCR).
Các phi hành gia nổi trên Trạm vũ trụ quốc tế thường thì được bảo vệ khỏi GCRs bởi từ trường của Trái đất. Nhưng lớp bảo vệ này chỉ mở rộng ra khoảng 27.000 dặm trên bề mặt của hành tinh này. Còn quãng đường từ Trái đất đến sao Hỏa lên đến khoảng 140 triệu dặm, và ở đó lớp từ trường bảo vệ hoàn toàn không có tác dụng.
Đây là một tin không tốt cho các nhà du hành trên chuyến đi đến hành tinh đỏ, đó là lý do tại sao NASA lại chấp nhận bỏ ra số tiền lên đến 29.000 USD cho bất cứ ai hoặc tập thể nào có thể tìm ra cách mang lại sự an toàn cho các phi hành gia khi lên sao Hỏa cùng với việc càng ít tiếp xúc với bức xạ trong không gian càng tốt, thời gian đăng kí đến hết ngày 29 tháng 6 tại trang web Innocentive.
Nói thêm về thách thức trên, NASA giải thích rằng " Nếu bạn tiếp xúc với tia bức xạ liên tục có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vô cùng cao trong những cuộc thám hiểm không gian kéo dài quá 150 ngày hoặc nhiều hơn." Và để đến được sao Hỏa với công nghệ ngày nay chuyến đi sẽ kéo dài lên đến khoảng tám tháng, hoặc 243 ngày và nó chắc chắn sẽ mang mối nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe các phi hành gia.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm trên bộ não chuột bằng cách cho chúng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ năng lượng cao tương tự như GCR. Khi kết thúc thí nghiệm, vật chủ có hiện tượng viêm não và cản trở đáng kể một số chức năng nhận thức, đó hoàn toàn là điều NASA không hề mong muốn cho các nhà phi hành gia.
Bên cạnh việc trông đợi kết quả vào những ứng viên đăng kí , NASA cũng có đội ngũ riêng các chuyên gia khoa học và kỹ thuật làm việc để giải quyết vấn đề quan trọng này với gần một chục trung tâm chuyên nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.
Ngoài dự án trên, NASA cũng có một chuỗi các dự án chờ nhận đóng góp từ cộng đồng thông qua trang InnoCentive. Và nếu bạn yêu thích cũng như có khả năng trong lĩnh vực này, hãy đăng kí và thử sức để có cơ hội nhận được những mức thưởng khác nhau từ cơ quan hàng không vũ trụ danh tiếng nhất thế giới.
Tham khảo: hobbyspace
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng