Làm thế nào để biến đam mê thành khởi nghiệp? 8 gạch đầu dòng này sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất!

    PV,  

    Ai cũng có sở thích, đam mê cá nhân và sẽ càng tuyệt vời hơn nếu biến những đam mê đó trở thành nghề nghiệp. Khởi nghiệp thành công không chỉ đòi hỏi phải có ý tưởng mà còn kèm theo vô số yếu tố tài chính, kế hoạch, sự hỗ trợ và kiên trì. Vậy làm thế nào để thuyết phục người khác ủng hộ ý tưởng của bạn? Tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính bằng cách nào?

    Hãy chắc chắn bạn đã lên một kế hoạch hoàn hảo trước khi đầu tư tất cả thời gian và công sức để lập nghiệp.

    Phát triển ý tưởng

    Ý tưởng là yếu tố tiên quyết nếu muốn bắt đầu khởi nghiệp. Ý tưởng tốt chính là chiếc chìa khóa tiềm năng dẫn đến thành công. Thế nhưng ý tưởng chỉ tuyệt vời khi nó trở nên thiết thực để có thể chuyển hóa thành mặt hàng cụ thể. Nếu không, ý tưởng đó sẽ chỉ dừng lại như một niềm đam mê, sở thích.

    Muốn biến đam mê, sở thích thành sự nghiệp thì phải hiểu được nó có tiềm năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?

    Biến ý tưởng thành mặt hàng cụ thể

    Một khi bạn đã có ý tưởng nhất định, đừng ngại biến nó thành mặt hàng cụ thể, tạo ra các gói dịch vụ hoặc sản xuất sản phẩm. Bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ phía công ty dịch vụ, thiết kế hay thiết lập website, quảng cáo…

    Để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm thì nó phải có thương hiệu và mẫu mã cụ thể. Bạn phải có quyết định chính xác sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào trước khi bắt đầu việc kinh doanh.

    Nắm bắt các kĩ năng cần thiết

    Bạn có ý tưởng, có đam mê nhưng lại vụng về thì rất khó để thành công. Việc trau dồi các kỹ năng là điều cần thiết trước khi khởi nghiệp.

    Nếu có thể nên xem xét tham gia một lớp học hoặc trở thành học viên cho các chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn kinh doanh để học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu các kĩ năng hỗ trợ cần thiết để chạy một doanh nghiệp.

    Xác định thị trường

    Bước tiếp theo, bạn phải xác định chính xác sẽ bán sản phẩm hay dịch vụ của mình cho đối tượng nào? Có thể bạn nghĩ rằng sản phẩm của mình dành cho tất cả mọi người nhưng nếu không xác định mục tiêu cụ thể, không có khách hàng sẵn sàng trả tiền để mua sản phẩm của bạn thì bạn sẽ không thể thu được lợi nhuận bằng sản phẩm đó.

    Xác định cụ thể một đối tượng khách hàng làm mục tiêu giúp bạn có thể nghiên cứu tâm lý khách hàng tốt hơn, xây dựng và hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Tung sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm có khả năng thu hút khách hàng và đem lại lợi nhuận.

    Tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính

    Không phải doanh nghiệp nào cũng phải có nguồn vốn khổng lồ để bắt đầu kinh doanh nhưng ít nhất phải có một nguồn tài trợ cho các chi phí kinh doanh cơ bản như giấy phép, nhân viên và chi phí pháp lý.

    Bạn hoàn toàn có thể tự cung cấp nguồn vốn cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu và tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, hỏi bạn bè hoặc sử dụng gây quỹ quần chúng sau đó.

    Nếu có thể giảm chi phi khởi động doanh nghiệp xuống càng thấp càng tốt. Sau đó, phát triển doanh nghiệp nhờ nguồn doanh thu mang lại.

    Tạo kế hoạch lợi nhuận

    Bạn phải lên kế hoạch dự tính có bao nhiêu sản phẩm hay dịch vụ cần bán để thu được lợi nhuận. Làm thế nào để bán được hết các mặt hàng đã sản xuất?

    Kế hoạch này cần phải có các chiến lược tiếp thị, chi phí, dữ liệu bán hàng và tất nhiên không thể thiếu kế hoạch tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài.

    Thiết lập kế hoạch kinh doanh, sự kiện, trương trình mở bán tiềm năng… là những điều thiết yếu để thu hút và thuyết phục các nhà đầu tư. Điều quan trọng phải cho các nhà đầu tư thấy cách thức kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cho họ.

    Nếu họ không thấy được tiềm năng trong việc kinh doanh của bạn, lẽ dĩ nhiên họ sẽ chẳng bao giờ chấp nhận đầu tư cho doanh nghiệp của bạn.

    Tạo kế hoạch tiếp thị

    Tiếp thị là công cụ không thể thiếu của các nhà kinh doanh. Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm hay dịch vụ mà có những cách tiếp thị khác nhau như quảng cáo trên các blog, diễn đàn, sự kiện, phương tiện truyền thông, mạng xã hội trực tuyến…

    Chẳng hạn như, nếu nghiên cứu nhóm khách hàng của bạn thường xuyên sử dụng mạng Internet thì chiến dịch tiếp thị địa phương sẽ không mang lại hiệu quả cao.

    Quảng bá thương hiệu và sản phẩm

    Một khi doanh nghiệp đã bắt đầu khởi động thì điều quan trọng là người điều hành phải biết quảng bá sản phẩm, xây dựng được tiếng vang. Tất nhiên, để thực hiện quảng bá thương hiệu sản phẩm thì phải đẩy mạnh tiếp thị song song với cung cấp dịch vụ tốt và chất lượng.

    Theo Trí thức trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày