"Nếu bạn không có sự đồng cảm, bạn sẽ khó mà phân biệt được sự khác biệt giữa hai bức ảnh", Wiseman cho biết.
Nụ cười là ngôn ngữ chung trên thế giới đại diện cho sự thân thiện. Nhưng làm thế nào để chúng ta biết được nụ cười đó có chân thật hay không? Nhà tâm lí học Richard Wiseman đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để chứng minh khả năng nhận biết độ "thật" của nụ cười của con người.
Nhiếp ảnh gia sẽ yêu cầu người được chụp tưởng tượng đang gặp một người mà họ không ưa và sau đó nở nụ cười giải tạo; tiếp theo họ sẽ tưởng tượng họ đang gặp một người bạn thân và nở một nụ cười chân thành. Cả hai tình huống trên sẽ được nhiếp ảnh gia chụp lại.
Đâu là nụ cười giả tạo?
Câu hỏi đặt ra là nhận biết nụ cười "giả" và "thật" có khó không? "Nếu bạn không có sự đồng cảm, bạn sẽ khó mà phân biệt được sự khác biệt giữa hai bức ảnh", Wiseman cho biết. Qua khảo sát ông cho biết khoảng 60% người bình thường sẽ phân biệt được sự khác nhau trên, trong khi những người hay đi tiệc tùng sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn: 66%. Ngoài ra các phóng viên và nhà khoa học xã hội là những người có tỉ lệ đoán đúng cao nhất: 73% và 80% lần lượt. Hay nói cách khác, những người làm công việc có liên quan đến con người hay tiếp xúc nhiều với con người sẽ nhận định được sự khác nhau giữa nụ cười "giả" và "thật" dễ dàng hơn.
Hình bên trái mới là nụ cười thật.
Sự khác nhau giữa hai tấm hình trên là nếp nhăn ở khóe mắt, nụ cười "thật" sẽ dùng nhiều cơ trên mặt để cười hơn, dẫn đến các nếp nhăn ở khóe mắt trở nên rõ hơn so với nụ cười giả. Nhìn chung, ánh mắt nói lên tất cả.
Tham khảo The Guardian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng