Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu?

    Trung Kiên,  

    Sự nóng lên toàn cầu luôn là một thách thức lớn đối với loài người. Chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp phù hợp, nếu không hậu quả sẽ khôn lường...

    Dù bạn có đồng ý hay không, rằng chính các hành vi của con người đã làm thay đổi khí hậu, thì có một thực tế mà không ai có thể phủ nhận: nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất đang tăng lên. Một số khu vực thì lại có xu hướng lạnh đi, nhưng nhìn chung thì nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng lên 0.74 độ C từ những năm 1800. Các nhà khí tượng học tin rằng nhiệt độ sẽ vẫn tiếp tục tăng và kéo theo đó là những hậu quả khôn lường.
     

    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 1


    Vậy chẳng nhẽ chúng ta chỉ ngồi nhìn nó xảy ra hay sao? Có cách nào đó để giảm hoặc thậm chí đảo ngược sự nóng lên toàn cầu hay không? Hay là chúng ta chỉ có thể tránh cho nó trở nên trầm trọng hơn?


    Theo tình hình hiện nay thì có vẻ khả quan. Có một vài biện pháp mà con người có thể làm để làm chậm, làm ngưng lại và thậm chí đảo ngược sự nóng lên toàn cầu. Những biện pháp này bao gồm việc thay đổi hành vi nhận thức cũng như một số biện pháp khoa học nhưng có lẽ chỉ tồn tại trong khoa học viễn tưởng.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 2


    Một cách để giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu, đó là giảm lượng khí nhà kính. Khí nhà kính thực ra rất quan trọng. Không có nó, Trái đất sẽ mất nhiệt rất nhanh và sẽ không thể tồn tại sự sống trên Trái đất được nữa. Khí nhà kính, bao gồm hơi nước và CO2, hấp thu nhiệt ở tầng thấp của khí quyển và phản xạ lại lên bề mặt Trái đất. Nhưng theo Uỷ ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (Intergovernemental Panel on Climate Change – IPPC), một hội đồng gồm hơn 2000 nhà khoa học, loài người đang làm tăng hiệu ứng nhà kính do sử dụng nhiên liệu hoá thạch, thải ra nhiều khí CO2.


    Trên cơ sở các kết luận của IPPC là chính xác, thì việc giảm thải khí nhà kính cũng như trồng thêm nhiều cây xanh sẽ giúp giảm và có khi sẽ đảo ngược được sự nóng lên toàn cầu. Nhưng sẽ mất nhiều thời gian, để cây cối có thể hấp thu được lượng CO2 dư thừa. Hiện tại, tốc độ thải CO2 của con người nhanh hơn nhiều so với tốc độ hấp thu của cây xanh. Cũng do con người đã phá huỷ lượng lớn diện tích rừng vì nhiều lý do – nên đã làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 3


    Nhưng ngay cả khi chúng ta thuyết phục mọi người ngừng chặt cây phá rừng, bắt đầu trồng lại rừng, sử dụng các nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường, thay đổi cách thức sản xuất và sử dụng năng lượng, nói chung là các phương pháp cắt giảm lượng khí nhà kính, thì nhiệt độ Trái đất vẫn chưa thể ngừng tăng ngay được. Phải mất đến 1000 năm sau khi cắt giảm khí nhà kính thì các yếu tố môi trường như mực nước biển hay nhiệt độ bề mặt đại dương mới có thể trở về như lúc trước thời đại công nghiệp. Hơn nữa, còn rất nhiều yếu tố khác ngoài khí nhà kính làm Trái đất nóng lên.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 4


    Không phải bàn cãi gì nữa, rằng nếu Trái đất cứ tiếp tục nóng lên như hiện nay, nó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Mực nước biển sẽ dâng lên khi băng ở hai cực tan ra. Sản lượng lương thực sẽ giảm đi đáng kể khi nhiệt độ tăng. Một vài khu vực trên Trái đất sẽ trải qua những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như những đợt nắng nóng gay gắt sẽ xảy ra thường xuyên hơn... Và bão lốc sẽ nguy hiểm hơn, nhiều hơn. Vậy thì, nếu nhiệt độ Trái đất vẫn tăng trong khi ta đã làm đủ mọi thứ để cắt giảm việc thải khí nhà kính, chúng ta còn có thể làm gì nữa?


    Việc đầu tiên, có lẽ là phải tìm cách để hấp thu CO2 từ khí quyển và tái sử dụng nó, bằng chính những công nghệ của con người.


    Hấp thu và tái sử dụng carbon


    Việc giảm lượng khí CO2 trong khí quyển là một phần quan trọng trong việc đảo ngược xu thế nóng lên toàn cầu. Thiên nhiên có cách xử lý rất hiệu quả: cây cối hấp thu nước và CO2 từ khí quyển và qua quá trình quang hợp, sẽ tạo ra oxy và các hợp chất hữu cơ. Vậy chúng ta có thể bắt chước thiên nhiên lấy CO2 ra khỏi không khí được hay không?


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 5


    Năm 2008, Tổ chức Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation) đã tài trợ cho một phân xưởng nơi các nhà khoa học thảo luận về khả năng thu lại cũng như tái sử dụng carbon. Đây là một mục tiêu cao cả. Nếu chúng ta có thể thu lại carbon trong khí quyển vào chuyển nó thành một nguồn năng lượng nào đó, mọi thứ sẽ đi theo chu trình. Thay vì khai thác nhiên liệu từ Trái đất, chúng ta lấy nó từ không khí. Việc đốt nhiên liệu sẽ sinh ra khí CO2 và thải vào khí quyển, nhưng rồi ta sẽ thu chúng lại và tái sử dụng nó, và cứ thế...


    Nếu nghiêm túc nghĩ về ý tưởng này, sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Chúng ta cần tìm cách để thu thập CO2 từ khí quyển. Chúng ta cần phải chuyển nó thành dạng nhiên liệu nào đó. Và chúng ta cần năng lượng để thực hiện hai việc trên, năng lượng ở đây cũng cần phải “sạch” – nếu không ta sẽ lại thải thêm khí CO2 vào môi trường mà thôi.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 6


    Để lấy CO2 từ khí quyển, chúng ta cần thiết kế một hệ thống hút. Chúng ta cần những nguyên liệu đặc thù có thể hút được các loại phân tử nhất định, giống như là bọt biển vậy. Các nhà khoa học đã quyết định vị trí để bắt đầu thử nghiệm việc lấy CO2 là ở những nơi có nồng độ CO2 cao, như các giếng địa nhiệt hay các nhà máy điện. Ngoài ra thì chúng ta cần phải phát triển công nghệ để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp nhiều loại khí.  


    Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Lượng khí CO2 ở những vị trí trển chưa bằng một nửa số CO2 mà con người thải ra hàng ngày. Chúng ta thải lượng lớn CO2 từ nhà cửa, phương tiện giao thông và kinh doanh nhiều hơn so với lượng từ các nhà máy hay giếng địa nhiệt. Như vậy thì vị trí tập trung nhiều CO2 không phải địa điểm cố định, hơn nữa, nồng độ CO2 trong không khí là 385 phần triệu – nó quá ít và quá khó để có thể bắt lại được.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 7


    Trên cơ sở các nhà khoa học có thể phát triển được công nghệ để hấp thu CO2, việc tiếp theo phải làm là chuyển nó thành một chất nào đó khác ví dụ như methanol hay dimethyl ether. Đây cũng là một thách thức lớn vì CO2 là một phân tử rất bền, khá là “trơ” trong các phản ứng. Và để làm được điều này, chúng ta cần năng lượng. Thiên nhiên dùng năng lượng mặt trời cho quá trình quang hợp. Chúng ta cần một nguồn năng lượng tái tạo được để tránh thải thêm CO2 vào môi trường.


    Cũng như việc phát triển công nghệ tốt hơn để thu thập được CO2 một cách hiệu quả, chúng ta cũng cần tìm ra cách chuyển nó thành một cái gì đó có ích. Nếu việc thu thập và chuyển đổi quá tốn kém hoặc không hiểu quả thì sẽ không có ý nghĩa gì nữa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các nguồn sử dụng nhiên liệu hiện tại của chúng ta có thể sẽ tương thích với nguồn nhiên liệu từ CO2. Điều này sẽ rất tiện lợi, khi mà để sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế như hơi nước..., chúng ta cần phải có một hệ thống thiết bị hoàn toàn khác.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 8


    Tiếp theo là một phương pháp khác có vẻ điên rồ và giống trong phim khoa học viễn tưởng hơn.


    Phản xạ lại ánh sáng mặt trời


    Lượng nhiệt trên Trái đất hầu hết là từ mặt trời, vậy nên kế hoạch đặt ra ở đây là chúng ta sẽ tìm cách giảm lượng nhiệt nhận được từ Mặt trời, có nghĩa là sẽ tìm cách để đổi hướng hoặc chặn ánh sáng từ Mặt trời đến Trái đất.


    Kế hoạch này đã thúc đẩy các nhà khoa học đưa ra các ý tưởng thú vị. Một vài trong số đó nghe giống như trong phim khoa học viễn tưởng. Ví dụ, chúng ta sẽ đặt các tấm phản xạ trên quỹ đạo xung quanh Trái đất để giảm lượng nhiệt đến từ Mặt trời, v.v...


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 9


    Năm 2005, nhà thiên văn học Gregory Benford đã gợi ý rằng chúng ta có thể xây dựng một thấu kính lõm và đặt chúng vào quỹ đạo xung quanh Trái đất để giảm lượng nhiệt từ Mặt trời. Thấu kính này có thể sẽ có kích thước lên đến 1000 km (621 dặm) đường kính và cần phải có động cơ để giữ nó cố định ở một vị trí thích hợp so với Trái đất.


    Cùng năm đó, một ý tưởng nữa được đưa ra. Chúng ta sẽ tạo một vòng nhẫn chứa các hạt có tính phản xạ hoặc tạo ra tàu vũ trụ có bề mặt phản xạ ánh sáng để chặn tia sáng từ Mặt trời. Nhưng chi phí dự kiến thì thật kinh khủng: từ 500 tỉ đến 200.000 tỉ đô-la, tuỳ thuộc vào từng phương pháp.


    Một đề xuất khác vào năm 2006 của nhà khoa học Roger Angel tại đại học Arizona’s Steward Observatory. Ý tưởng của Angel là tạo ra hàng tỉ các thấu kính đặt xung quanh Trái đất. Ông cũng đề nghị sử dụng một khẩu súng điện từ để bắn các thấu kính lên cao vào vị trí. Khẩu súng này cần năng lượng tái tạo để vận hành. Và từ sau đó, nhiều nhà khoa học cũng đã đưa ra các ý tưởng táo bạo, tuy nhiên về cơ bản cũng giống như các phương pháp trước, là đặt các vật có khả năng phản xạ tia sáng vào quỹ đạo của Trái đất.


    Làm thế nào để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu? 10


    Nhưng không phải tất cả các đề xuất đều là vô nghĩa. Một lựa chọn khác là thay đổi các đám mây tự nhiên. Bằng cách sử dụng các thành phần phù hợp, người ta có thể làm các đám mây có tính chất phản xạ tốt hơn. Kế hoạch này khả thi ở chỗ, chúng ta sẽ sử dụng thiết bị để phun nước biển vào không khí, và sẽ không phải sử dụng các loại hoá chất độc hại. John Latham của Trung tâm nghiên cứu Khí quyển Quốc gia đã đề xuất rằng chúng ta sẽ thiết kế một hạm đội tàu chuyên để phun nước biển vào không khí dọc theo đại dương để phản xạ ánh sáng Mặt trời, từ đó giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.


    Một cuộc phỏng vấn trên kênh Science, nhà khoa học và cố vấn chính phủ Canada – David Keith – lại cảnh báo rằng chúng ta không nên quá phụ thuộc vào các công nghệ thay đổi thời tiết. Vấn đề không phải là nó có hoạt động hay không – nếu được thiết kế chuẩn, nó chắc chắn sẽ hoạt động. Nhưng hơn hết, nếu chúng ta thiết kế các hệ thống giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu, chúng ta sẽ quên đi rằng mình phải giảm thiểu cả lượng CO2 thải ra mỗi ngày; cuối cùng vấn đề lại lặp lại và chúng ta sẽ quay trở lại mốc ban đầu.


    Đảo ngược sự thay đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà loài người phải đối mặt. Cần phải nghiên cứu và thay đổi về nhiều mặt, công nghệ, kinh tế, thậm chí chính trị để có thể đảo ngược lại hiện tượng có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng ta. 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày