Làm thế nào Google lách được 3,6 tỷ USD tiền thuế? Là nhờ lỗ hổng “Sandwich Hà Lan”
Hệ thống lỗ hổng khét tiếng trong giới doanh nghiệp Mỹ này cho phép các tập đoàn lớn cỡ Google rút bớt lợi nhuận về các quốc gia đánh thuế thấp như Hà Lan, Ireland và những thiên đường thuế như Bermuda hay quần đảo Cayman.
Theo báo cáo gần đây từ Bloomberg, Google đã cắt giảm được 3,6 tỷ USD tiền thuế phải đóng cho năm 2015 bằng một hệ thống lách thuế thường được biết đến với tên gọi “Double Irish” hay “Sandwich Hà Lan”.
(*) Lách thuế (hay còn gọi là tránh thuế) là phương thức tận dụng các thiên đường thuế hay những kẽ hở về chính sách để giảm trừ lượng thuế lẽ ra phải đóng, thường được các công ty lớn với đội ngũ luật sư hùng hậu triển khai. Về cơ bản, lách thuế vẫn được coi là hợp pháp chứ không phạm pháp như trốn thuế.
Hệ thống lỗ hổng khét tiếng trong giới doanh nghiệp Mỹ này cho phép các tập đoàn lớn cỡ Google rút bớt lợi nhuận về các quốc gia đánh thuế thấp như Hà Lan, Ireland hay những thiên đường thuế như Bermuda hay quần đảo Cayman.
Trong vụ của Google, Bloomberg tiết lộ công ty đã chuyển 15,5 tỷ euro cho một công ty bình phong ở Bermuda, giảm mức thuế thu nhập ngoài nước Mỹ của mình xuống chỉ còn 6,9% trong năm ngoái.
Cấu trúc của hệ thống “Sandwich Hà Lan” rất phức tạp. Hệ thống này bắt đầu từ khi các khoản lợi nhuận quốc tế - mà đối với Google là doanh thu ngoài nước Mỹ - được chuyển qua các chi nhánh ma của công ty ở Ireland, nơi được biết đến với mức thuế doanh nghiệp đang ở mức thấp kỷ lục. Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Google Ireland hiện vẫn đang chuyển tiền về chi nhánh Hà Lan để hưởng mức thuế suất ưu đãi của nước này. Từ Hà Lan, Google lại tiếp tục chuyển tiền về một công ty có tên Công ty cổ phần Google Ireland tại Bermuda. Công ty này được phép đăng ký bản quyền sáng chế cho các sản phẩm của Google nên nghiễm nhiên hưởng hết các khoản lợi nhuận được chuyển đến. Điều đáng nói là chi nhánh Bermuda chẳng hề có nhân viên.
Theo tài liệu Google giải trình với Phòng Thương mại Hà Lan tuần qua, công ty đã chuyển số lợi nhuận năm 2015 qua hệ thống Sandwich Hà Lan nhiều hơn tới 40% so với năm 2014. Tổng cộng, Google đã tránh được khoảng 58,3 tỷ USD tiền thuế cho các chính phủ.
Hơn thế nữa, mặc dù chính phủ Ireland đã vá lấp lỗ hổng chính sách Double Irish vào năm ngoái nhưng các công ty hiện vẫn sẽ sử dụng kẽ hở này để che giấu lợi nhuận tới năm 2020. Về phía Google, công ty vẫn cho biết luôn làm đúng luật tại quốc gia mình hoạt động.
Những kẽ hở về thuế thế này đã thu hút dư luận kể từ khi Apple phải đứng ra chịu trách nhiệm với Liên minh Châu Âu EU về việc sử dụng những biện pháp lách thuế tương tự ở Ireland. Theo đó, hãng sản xuất iPhone nợ Ireland 13,6 tỷ USD sau khi cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu EC chỉ ra rằng công ty đã trả mức thuế thấp hơn nhiều mức quy định trong suốt 13 năm qua.
Về phần mình, Apple lại cố chứng minh mình là một nạn nhân mà các nhà hành pháp Châu Âu đang đồng loạt muốn chĩa mũi dùi vào. CEO Tim Cook thậm chí còn gọi động thái này của EU là “cặn bã chính trị”.
Gần đây nhất, cùng với nhiều nhân vật có máu mặt khác tại Thung lũng Silicon, CEO Tim Cook và Chủ tịch Alphabet (Google) Larry Page đã có cuộc gặp mặt với tân Tổng thống Donald Trump. Các chính sách của Trump nhiều khả năng sẽ giúp các tập đoàn khổng lồ này cắt giảm nhiều thuế và dễ dàng đưa lợi nhuận trở về nước Mỹ.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng