Làm thế nào một cái vòng kim loại đã 'hạ gục' được chiếc máy bay không người lái trị giá 11 triệu USD
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper trị giá 11 triệu USD đã bị rơi vào tháng 4/2019 và kẻ tiêu diệt nó là một chiếc vòng đệm kim loại không thể bình thường hơn.
Ban đầu, mọi chuyện có vẻ bình thường khi chiếc Reaper cất cánh vào khoảng 8h30 tối ngày 9/4/2019 ở đâu đó trong khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ. Khi đó, phi công và người điều khiển cảm biến của nó đang ngồi tại một trạm điều khiển mặt đất tại Căn cứ Không quân Creech, bang Nevada.
Không ai biết rằng vào một thời điểm nào đó trước khi nhiệm vụ được tiến hành, hai vòng đệm phẳng bằng kim loại và một đai ốc đã bị lỏng trong trạm điều khiển mặt đất. Không rõ điều đó đã xảy ra như thế nào, nhưng sau nhiệm vụ, các phần cứng nhỏ này được tìm thấy nằm giữa các chân nhạy cảm trên mô-đun nối tiếp bảng điều khiển CCSM - cơ chế chuyển đổi tín hiệu tương tự từ cần điều khiển, bàn phím và con lăn của phi công thành lệnh kỹ thuật số cho chiếc Reaper.
Một chiếc MQ-9 Reaper đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ngày 14/1/2020.
Vấn đề là mọi thứ đều ổn lúc ban đầu. Chiếc máy bay trị giá 11 triệu USD bay bình thường trong hơn 5 giờ, sau đó đi vào vị trí nơi mà chế độ lái tự động của Reaper sẽ giữ nó bay quanh một vị trí cụ thể trong khi hỗ trợ một nhiệm vụ được thiết lập trước.
Nhưng không lâu trước 2 giờ sáng, CCSM đã gửi một số lệnh sai đến Reaper, khiến động cơ tắt và cánh quạt dừng lại. Phi công và người điều khiển cảm biến đã ngay lập tức khởi xướng các giao thức khẩn cấp để cố gắng giành lại quyền kiểm soát máy bay, nhưng chiếc Reaper vẫn nhận được lệnh sai từ CCSM và ngay sau đó màn hình của phi hành đoàn chuyển sang màu đen khi máy bay lao xuống đất vào sáng sớm ngày 10/4/2019.
Chuyện gì đã xảy ra?
Một cuộc điều tra sau vụ va chạm cho thấy hai vòng đệm và một đai ốc đã bị lỏng và rơi xuống trên chính CCSM. Ban điều tra của Lực lượng Không quân Mỹ nhận thấy rằng không có nắp đậy nào trên CCSM để ngăn các mảnh kim loại lỏng ra rơi vào phần thiết bị nhạy cảm. Và những phần cứng rơi vãi này đã tạo ra sự cố chập điện khiến hệ thống gửi các lệnh sai đến Reaper, khiến nó thực hiện một cuộc hạ cánh không kiểm soát xuống mặt đất.
Không ai nghĩ rằng chiếc máy bay khổng lồ này sẽ bị đánh gục những thứ như thế này.
Hơn nữa, vị trí này của trạm kiểm soát mặt đất chỉ được kiểm tra mỗi lần sau... 168 ngày. Tất nhiên, có những cuộc kiểm tra thường xuyên khác diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng chúng không yêu cầu mở thiết bị ra. Và thú vị hơn nữa là trong một "sự thay đổi nghiệt ngã của số phận", các nhà điều tra cho biết trạm kiểm soát này sẽ nhận được đợt kiểm tra tiếp theo vào đúng ngày xảy ra vụ tai nạn.
Các nhà điều tra cũng lưu ý rằng lỗi phần mềm của Reaper cũng góp phần vào vấn đề. Cụ thể là nó không thể nhận ra hoặc từ chối các lệnh xung đột xuất phát từ một lỗi trong CCSM, điều đã khiến phi công không thể lấy lại quyền điều khiển máy bay.
Sau sự cố, tất cả các trạm điều khiển mặt đất mới đã thiết kế lại vị trí của CCSM, từ dưới bàn điều khiển của phi công sang phía sau màn hình, nơi họ hy vọng nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi các phần cứng lỏng lẻo.
Câu chuyện trên được cho là một ví dụ kinh điển về định luật Murphy: "Khi một điều tồi tệ xảy ra, nó sẽ xảy ra."
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng