Lần đầu tiên các nhà khoa học quay phim được một con cá mập ma dưới đáy biển sâu

    Dink,  

    Nhìn con mắt vô hồn là biết ngay tại sao nó lại có tên là cá mập ma.

    Vẻ ngoài trông khá đáng sợ có lẽ chính là lý do loài cá này được đặt tên là “cá mập ma”. Lần đầu tiên được lên hình, có vẻ loài cá thường lởn vởn tại tầng nước đáy này không trau chuốt cho vẻ ngoài của mình lắm.

    Cá thể cá này đã được các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Hải dương học Vịnh Monterey xác định thuộc giống Hydrolagus cf. trolli, thường được biết tới với cái tên chiaera mũi nhọn xanh.

    Cá mập ma lần đầu tiên được "lên phim". Việt hóa bởi Dink.

    Kí hiệu “cf.” nằm trong tên của chúng chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu mới xác định được là hình dáng bên ngoài của nó trùng khớp với hình dáng một con Hydrolagus trolli, nhưng họ chưa chắc chắn được 100% vì chưa có ADN để xác nhận.

    Vì thế, đây không chỉ là những hình ảnh đầu tiên của một con Hydrolagus trolli được quay lại, có thể đây là một loài cá mập ma hoàn toàn mới mà ta chưa biết tới.

    Trước tới giờ, ta biết về sự hiện diện của chúng nhưng chưa vào giờ thấy được hình ảnh thực sự của những con cá này bởi lẽ chúng dù lớn nhưng rất nhanh nhẹn và khéo léo, rất khó có thể bắt hình được chúng dưới môi trường nước.

    Khi mà cá nhà nghiên cứu có thể có được một mẫu cá này về nghiên cứu, họ sẽ có thể có được một bản phân tích ADN hoàn chỉnh”, Kim fulton-Bennett từ Viện nghiên cứu cho biết.

    Lúc đó họ sẽ có thể loại bỏ được kí hiệu cf. khỏi tên con cá này, hoặc là đưa chúng vào một hạng mục sinh vận hoàn toàn mới”.

    Loài chimaera này thuộc họ cá sống tại tầng nước sâu, đã phân tách từ nhánh cá mập vào khoảng 400 triệu năm trước và tồn tại độc lập từ đó cho tới này. Môi trường sống của chúng là đáy biển sâu khoảng 2.600 mét, chúng được trang bị một bàn răng để nghiền nát mồi chứ không phải là một dải răng thay thế được như ở cá mập bình thường.

    Những đường rãnh trên mặt loài cá mập ma này khiến chúng có khuôn mặt của một kẻ giết người hàng loạt mang đầy sẹo hay những mảnh thịt chắp vá của Frankeinstein, nhưng thực ra, những rãnh trên tạo thành một hệ thống kênh mở trên đầu và mặt loài cá này. Các nhà khoa học cho rằng hệ thống ấy có những tế bào cảm ứng cho phép loài cá này có thể “nhìn” được trong làn nước tối tăm.

    Cho tới giờ, loài chimaera mũi nhọn xanh này chỉ được xác nhận là có mặt tại vùng biển phía Tây Nam Đại Tây Dương, chủ yếu là ở khu vực quanh Úc, New Zealand và New Caledonia. Chúng thường vướng vào lưới đánh bắt cá của ngư dân các khu vực này.

    Những hình ảnh mới (và đầu tiên) của chúng sẽ cho chúng ta biết thêm được rằng loài cá này không phải chỉ có mặt ở những vùng nước kể trên, điều đó khiến chúng không còn quá quý hiếm nữa. Có thể chúng chỉ giỏi lẩn trốn trong làn nước sâu thẳm mà thôi.

    Những con cá này giống với loài cá mập mà, tuy nhiên chúng tôi chưa xác định chính xác được, những con cá này còn xuất hiện tại vùng bờ biển ngoài khơi Nam Mỹ và Nam Phi, cũng như một số nơi tại Ấn Độ Dương”, nhà nghiên cứu Fulton-Bennett nói.

    "Nếu như những con cá nay cùng loài với cá mập ma, chúng ta sẽ có thêm bằng chứng rằng cũng như nhiều loài cá tầng nước đáy khác, chúng có mặt ở một khu vực rất rộng quanh các đại dương”.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày