Lần đầu tiên kho báu cổ vật Ai Cập chìm dưới đáy biển được "phơi bày" trước công chúng
Những cổ vật này từng thuộc về một đô thành sầm uất của văn minh Ai Cập cổ đại, được ví như một thành phố Atlantis huyền thoại…
Bảo tàng Anh Quốc mới đây đã mở cửa cho các tín đồ muốn khám phá nền văn minh Ai Cập cổ đại vào chiêm ngưỡng kho báu bị chôn vùi dưới lớp phù sa dày 3m trên sông Nile.
Được biết, kho báu thuộc về hai thành phố Heracleion và Canopus - những nơi từng là cửa ngõ của Ai Cập . Cả hai thành phố đã bị chôn vùi, và được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996.
Heracleion là một trong những thành bang quan trọng trong vùng Địa Trung Hải thời cổ đại. Heracleion là tên do người Hy Lạp đặt còn người Ai Cập gọi thành phố này với tên Thonis. Đôi khi người ta ghép hai tên gọi này thành Thonis-Heracleion.
Các chuyên gia đã phải mất tới 2 thập kỷ để trục vớt kho báu này. Cuối cùng, sau hàng ngàn năm bị chôn vùi, kho báu Ai Cập cổ đại cũng được đưa ra ánh sáng.
Có tới 300 cổ vật được khai quật lần này, trong đó hầu hết cổ vật được kéo ra từ đống đổ nát. Tuy nhiên, điều đáng mừng là chúng được bảo quản khá tốt. Trong số này, đáng chú ý nhất là tấm thạch bản khắc chiếu lệnh của Pharaoh Nectanebo I cao 1,9m, và một bức tượng thần Hapy - vị thần sông của Ai Cập - cao tới 5,4m.
Báu vật khác được trưng bày gồm bức tượng của Arsinoe II - nữ hoàng trong triều đại Ptolemaic, được thành lập sau khi Alexander Đại đế chinh phục đất nước.
Hãy cùng chiêm ngưỡng một vài cổ vật được trưng bày lần này tại bảo tàng.
Theo Kênh 14 / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?