Lãnh đạo giục giã dùng AI, nhân viên công sở lại thờ ơ với công nghệ mới, có người còn xấu hổ không dám dùng: Chuyện gì đang xảy ra?
Hóa ra các công cụ AI lại không phổ biến trong môi trường công sở như nhiều người tưởng.
- AI có thể không còn thông minh thêm: Chuyên gia cảnh báo 'bức tường hiệu suất' khi 'thức ăn' cho trí tuệ nhân tạo sắp cạn
- Quên chatbot AI đi: OpenAI sắp ra mắt “trợ lý AI” mới có khả năng tự động điều khiển máy tính và thực hiện mọi tác vụ thay bạn
- Startup ‘bác sĩ AI’ phá sản sau 1 năm hoạt động: Kế hoạch mở 3.200 máy quét trong 12 tháng tan thành mây, công ty có thời điểm chỉ độc 1 khách ra vào
- OpenAI đang “va phải bức tường hiệu suất”: Dấu hiệu cho thấy giới hạn của công nghệ AI đã tới?
- Đặt tên Bing Chat, Copilot 'chưa đủ đô', Microsoft vội vã 'mượn ý tưởng' từ Apple cho tên gọi tính năng AI mới trong Windows 11
Dù các công cụ AI đang được ca ngợi như một cuộc cách mạng về năng suất làm việc, nhưng theo một nghiên cứu mới từ Slack, hóa ra việc ứng dụng các công cụ này trong công việc đang có dấu hiệu chững lại trong cộng đồng nhân viên, thay vì tiếp đà tăng trưởng bùng nổ như trong thời gian qua.
Báo cáo từ khảo sát "Workforce Index" của nền tảng này chỉ ra rằng tỷ lệ nhân viên sử dụng công cụ AI trong công việc chỉ tăng nhẹ, từ 32% lên 33% trong ba tháng qua. Đáng chú ý, sự chậm lại này xuất phát chủ yếu từ mức độ tương tác thấp của các nhân viên tại Mỹ.
Không chỉ mức độ phổ biến của AI tại môi trường doanh nghiệp đang chững lại, mà ngay cả năng lực của các mô hình AI mới cũng vậy. Một báo cáo mới của trang The Information cho biết, nhiều khả năng hãng OpenAI đã đạt tới giới hạn về hiệu suất khi phát triển các mô hình AI mới, khi các thử nghiệm trong nội bộ cho thấy, các bước tiến nhảy vọt về hiệu suất đã không xuất hiện như kỳ vọng.
Trong khi đó, dù các giám đốc và nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn khuyến khích việc áp dụng AI trong công việc, làn sóng hào hứng về công nghệ này dường như không còn mạnh mẽ như trước trong tâm trí nhiều nhân viên.
Khảo sát của Slack với hơn 17,000 nhân viên văn phòng trên toàn cầu, từ các vị trí quản lý cao cấp đến nhân viên văn phòng có kỹ năng, đã hé lộ một nỗi lo ngại ngày càng gia tăng khi nói về AI tại nơi làm việc. Nhiều người lao động cảm thấy thiếu sự hướng dẫn rõ ràng khi sử dụng công nghệ này, và chưa biết chắc mình nên sử dụng AI ở mức độ nào.
Một yếu tố quan trọng khiến nhân viên Mỹ e ngại là lo sợ bị đánh giá tiêu cực khi sử dụng AI. Có tới 48% nhân viên lo ngại rằng việc dùng AI có thể khiến họ bị coi là lười biếng, thiếu năng lực, hoặc thậm chí bị cáo buộc gian lận. Ngược lại, những nhân viên tự tin trao đổi với cấp trên về việc sử dụng AI có khả năng ứng dụng công nghệ này trong công việc cao hơn 67%.
Dù nhiều nhân viên cảm thấy e dè, vẫn có một mong muốn mạnh mẽ trong việc nâng cao kỹ năng AI. Theo khảo sát, có đến 76% nhân viên cho biết họ thấy cần thiết phải nhanh chóng trở thành chuyên gia về AI. Sự nôn nóng này một phần xuất phát từ thực tế rằng gần hai phần ba (61%) nhân viên chỉ dành dưới 5 giờ để học cách sử dụng AI, trong khi 30% cho biết họ hoàn toàn chưa được đào tạo về công nghệ này.
Các trở ngại về ứng dụng AI trong công việc có thể là một vấn đề lớn, khi ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khảo sát của Slack cho thấy, lãnh đạo doanh nghiệp muốn nhân viên của họ được đào tạo về AI, với hy vọng rằng kỹ năng này sẽ giúp tăng tính sáng tạo và hiệu quả công việc. Tuy nhiên, Slack nhấn mạnh rằng, để nhân viên có thể thoải mái sử dụng AI, các doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc cởi mở với công nghệ này và cung cấp những hướng dẫn phù hợp.
Christina Janzer, Phó Chủ tịch Nghiên cứu và Phân tích tại Slack, chia sẻ: "Hiện tại, gánh nặng về việc tìm hiểu cách sử dụng AI gần như hoàn toàn đổ lên vai nhân viên. Để đảm bảo ứng dụng công nghệ, lãnh đạo cần không chỉ đào tạo nhân viên mà còn khuyến khích họ trao đổi và thử nghiệm AI một cách công khai."
Janzer cũng cho biết, sự xuất hiện của các "AI agent" với vai trò và hướng dẫn rõ ràng sẽ giúp giảm bớt sự mơ hồ và lo lắng mà nhiều nhân viên gặp phải khi sử dụng AI tại nơi làm việc. Điều này dường như là lý do cho việc hàng loạt các "AI Agent" được các công ty AI đưa ra trong gần đây.
Xuất hiện đầu tiên là AI của Anthropic khi có thể giúp người dùng tự động hóa việc lướt web, tổng hợp tin tức. Ngoài ra nhiều báo cáo khác đang cho biết về hàng loạt các AI Agent mới của Google cũng như OpenAI đều đang được phát triển, với nhiều khả năng tự động hóa công việc khác nhau và chuẩn bị ra mắt trong thời gian tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng