Lầu Năm Góc công bố kế hoạch cho máy bay chiến đấu và máy bay không người lái siêu nhỏ
Hoa Kỳ - kẻ khổng lồ đứng đầu thế giới về quân sự đang đứng trước mối đe dọa bị “soán ngôi" bởi Nga và Trung Quốc. Vậy Bộ Quốc phòng Mỹ đã làm gì để giữ vị trí bá chủ thế giới của mình?
Hè năm ngoái tại Alaska, Lầu Năm Góc bí mật đưa vào thử nghiệm nguyên mẫu mới của máy bay không người lái siêu nhỏ có thể được phóng đi từ hệ thống bắn đạn của các máy bay chiến đấu F-16s và F/A-18.
Các máy bay chiến đấu sẽ bắn ra những chiếc hộp trong đó chứa các máy bay không người lái siêu nhỏ, sau đó hộp chứa sẽ mở ra để cánh máy bay có thể hoạt động. Hệ thống tên lửa dài 2,5 cm trên lưng máy bay tạo ra lực đẩy để các máy bay có thể bay thành nhóm.Thí nghiệm này được điều hành bởi tổ chức Chiến lược tiềm năng (SCO), một tổ chức thuộc Lầu Năm Góc bắt đầu hoạt động từ hè năm 2012 nhằm tìm ra cách tốt nhất để đối phó với các mối đe dọa chiến lược đang tăng dần từ Trung Quốc và Nga.
Các chi tiết cụ thể về những gì máy bay không người lái có thể làm được còn chưa được công bố rõ ràng, nhưng chúng có thể được sử dụng nhằm đánh lạc hướng đối phương và thực hiện nhiệm vụ giám sát, sử dụng thiết bị có chi phí thấp hơn nhiều so với máy bay không người lái cỡ lớn.
Báo Washington đã đăng một video đánh giá, mang đến cho người xem hình ảnh một chiếc máy bay nhỏ, nặng khoảng 450 gram, di chuyển theo nhóm và sẵn sàng cho nhiệm vụ khi được đặt vào hệ thống bắn đạn.
Nhân viên của SCO đã hoạt động trong bí mật kể từ khi thành lập. Nhưng bí mật này đã phần nào được hé lộ trong những tuần gần đây. Tháng trước, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton B. Carter đã tiết lộ một số dự án của SCO trong lúc xem xét đề xuất ngân sách 2017. Ông kêu gọi tài trợ 902 triệu USD cho SCO vào năm 2017 - gần gấp đôi khoản tiền tổ chức này nhận được trong năm nay, và 18 lần ngân sách ban đầu của tổ chức.
Máy bay không người lái siêu nhỏ có thể là một phát minh vô cùng hữu dụng cho quân đội Mỹ.
Việc ông Carter nêu ra khiến nội bộ Lầu Năm Góc xuất hiện những câu hỏi về việc liệu có phải ông này đã tiết lộ thông tin mật trong khi xem xét đề xuất ngân sách 2017 hay không. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi gần đây, giám đốc của SCO cho biết ngài Bộ trưởng đã mở đường cho việc tiết lộ một đoạn clip thí nghiệm máy bay không người lái siêu nhỏ ở Alaska và một số chương trình khác như một phần của nỗ lực lớn hơn để phô trương sức mạnh quân sự với đối thủ tiềm tàng.
SCO - phát âm là "Skoh" – đã thể hiện một trong những nỗ lực của Lầu Năm Góc để phát triển hơn về công nghệ so với một thập kỷ hoạt động chống khủng bố và chiến đấu ở Iraq và Afghanistan để chuẩn bị cho các mối đe dọa quân sự mới. Ban đầu văn phòng của SCO được đặt tại Lầu Năm Góc, nhưng sau đó đã được chuyển đến một không gian lớn hơn cách đó vài dặm ở Virginia, cùng khu vực với mà tổ chức nghiên cứu dự án quốc phòng cấp cao (DARPA), tổ chức nổi tiếng nhất của Bộ Quốc phòng tập trung vào công nghệ của tương lai.
Nhưng DARPA và SCO là hai tổ chức khác nhau với các nhiệm vụ khác nhau. DARPA, được thành lập năm 1958 trong thời Chiến tranh lạnh, tập trung vào việc tìm cách để cách mạng hóa các hoạt động quân sự với sáng chế và công nghệ mới. Tổ chức này có ngân sách hàng năm khoảng 3 tỷ USD. SCO có trách nhiệm tạo ra các “mánh khóe" cho Lầu Năm Góc thông qua sáng tạo và kỹ thuật, sử dụng vũ khí cũ, kết hợp với các thiết bị hiện có hoặc sử dụng thêm công nghệ mới. Ông Roper, 36 tuổi, ví quân đội Mỹ như một đội bóng hàng đầu đã bị đối thủ tìm hiểu kĩ lưỡng trong nhiềm năm nhằm tìm ra điểm yếu.
Giám đốc của DARPA, bà Arati Prabhakar, tuyên bố rằng SCO tập trung vào việc giải quyết nhu cầu trước mắt là bổ sung một hệ thống nghiên cứu mạnh bao gồm cả khu vực công cộng và tư nhân. "Trong một thế giới công nghệ và các mối đe dọa đa dạng, việc đảm bảo an ninh quốc gia không thể chỉ sử dụng một chiến lược quân sự hoặc công nghệ duy nhất”.
Lầu Năm Góc đang trong quá trình tìm những cách thức mới để thích ứng nhanh chóng hơn với việc để SCO hoạt động công khai. Tuần trước, Bộ Quốc phòng tuyên bố sẽ thành lập Hội đồng tư vấn phát triển mới, điều hành bởi Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành Google. Bộ cũng mở một văn phòng tại thung lũng Silicon nhằm tăng cường mối quan hệ với các công ty công nghệ ở đó, vốn không hợp tác nhiều với Bộ Quốc phòng trước đó.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng cho rằng SCO "về cơ bản được xây dựng dựa vào một người đàn ông thông minh" - Roper - người đã gây ấn tượng với Carter vài năm trước. Ông Carter thách đố Roper giải quyết các vấn đề khó khăn của Lầu Năm Góc và ông "nhận được vô số các giải pháp", Bộ trưởng nhớ lại.
Ông Roper tin rằng quân đội Mỹ có đủ sáng tạo nhằm tìm ra những cách mới để sử dụng các loại vũ khí hiện có. Ông Roper có một số kế hoạch được cho là cực kỳ tham vọng: Một dự án mới không được báo cáo trước đây có tên là Avatar, với ý tưởng ghép các máy bay chiến đấu công nghệ cao “thế hệ thứ 5” như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter với các phiên bản máy bay không người lái cũ như F-16 Fighting Falcon, F / A-18. Dự án Avatar trước đây được SCO gọi bằng tên Skyborg và là khái niệm “Loyal Wingman” trong Không quân. Dự án này giúp máy bay chiến đấu không người lái có đủ chức năng tự hoạt động mà không cần luôn phải nhận lệnh từ phi công lái chiếc máy bay chiến đấu còn lại. Ông Roper cho biết "Sẽ có rất nhiều câu hỏi về độ an toàn, độ tin cậy của các liên kết giữa các máy bay. Tất cả những điều này phải được giải quyết và hiện chúng tôi đang tìm giải pháp cho việc này”.
SCO cũng đang làm việc trên một ý tưởng là Arsenal Plane. Ý tưởng nhằm xây dựng một máy bay chứa một loạt các vũ khí, có thể được điều khiển bởi một máy bay chiến đấu tàng hình gần đó như F-22. Lầu Năm Góc muốn xây dựng một nguyên mẫu trong năm tới, và máy bay có thể sẵn sàng chiến đấu vào những năm 2020. "Chúng tôi không cần phải phát triển máy bay mới," Roper nói. "Chúng tôi không cần phải phát triển vũ khí cơ bản mới. Chúng tôi tìm cách kết hợp những thứ sẵn có với ý tưởng mới. Khi đó chúng ta sẽ có những tiềm lực quân sự hoàn toàn mới mà không cần phải chờ lâu".
SCO hiện nay đã có 6 nhân viên chính phủ làm việc toàn thời gian và khoảng 20 nhà thầu. Nhiều thông tin về tổ chức vẫn còn là ẩn số, nhưng SCO nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ một số nhà thầu chuyên về mô phỏng và mô hình hóa, bao gồm tập đoàn Modern Technology Solutions ở Alexandria, Virginia và tập đoàn Science Applications International tại McLean, bang Virginia.
Các máy bay không người lái siêu nhỏ đã được thử nghiệm tại Alaska năm ngoái như một phần của cuộc tập trận quân sự phía Bắc, trong đó tập trung vào tập huấn chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng ở Thái Bình Dương. Chương trình này được đặt tên theo Perdix, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Những chiếc máy bay được tạo ra bằng công nghệ in 3-D – một bước quan trọng nhằm xem xét kích thước cụ thể cần thiết để có thể phóng những chiếc máy bay này qua hệ thống bắn đạn của một máy bay và độ cứng cần thiết để có thể chịu lực phóng mạnh như vậy.
Roper nói SCO đã được phép thử nghiệm các máy bay không người lái siêu nhỏ kể từ năm 2014, nhưng thử nghiệm năm ngoái cho thấy rằng các máy bay này có thể tìm thấy nhau trong lúc bay trên không và tạo ra một cụm. Các máy bay không người lái trong chương trình Perdix đã được thử nghiệm 150 lần trong lần tập dượt ở Alaska, bao gồm 72 được phóng từ máy bay chiến đấu. Các máy bay này cũng có thể được phóng đi bởi quân đội Mỹ trên mặt đất bằng một dụng cụ giống như súng cao su hoặc đơn giản hơn là ném mạnh lên trời.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng