Lệnh cấm giáng vào Huawei không chỉ gây hại cho công ty này, mà còn toàn bộ thế giới Android
Không chỉ mình Huawei bị thiệt hại từ lệnh cấm cửa của chính phủ Mỹ, cả thế giới Android và người dùng cũng sẽ chịu thiệt hại từ nó, dù không trực tiếp.
- Quyền lực là quyền lực: Vụ Google "nghỉ chơi" với Huawei đã cho thấy công ty nào mới là kẻ thống trị thế giới công nghệ
- Sếp Huawei: Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng, người dùng không cần quá lo lắng mà phải bán tống bán tháo
- Chuyên gia nhận định Samsung sẽ lãi thêm ít nhất 1 tỷ USD nhờ "thảm họa Huawei", nhưng không cẩn thận là cũng ngã đau
Cuối tuần trước, Google thông báo họ sẽ dừng mọi hoạt động kinh doanh với hãng sản xuất smartphone Trung Quốc Huawei. Sau thông báo của Google, hàng loạt công ty khác cũng tiếp bước dừng hợp tác với Huawei, bao gồm cả Qualcomm, Intel, Microsoft và đến hôm qua, thậm chí cả ARM cũng tham gia.
Việc dừng hợp tác với Huawei là kết quả của một loạt các yếu tố đến cùng lúc, khi tổng thống Donald Trump công bố tình trạng khẩn cấp nhằm cấm Huawei mua hoặc bán các sản phẩm của công ty Mỹ.
Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến Android? Nhiều người sẽ cho rằng, "tôi không dùng điện thoại Huawei nào cả và nó sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến tôi." Nhưng sự thật còn lớn hơn vậy rất nhiều. Lệnh cấm đối với Huawei tác động đến tất cả mọi người – và đặc biệt, những mặt tiêu cực của nó còn có thể gây ra các tổn hại nghiêm trọng đối với thế giới Android.
Một lệnh cấm tốn kém
Khi Google thông báo dừng hợp tác với Huawei, điều dễ thấy là Huawei – chứ không phải Google – sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng. Trên hết, Google không có nhiều doanh thu từ thị trường Trung Quốc (ít nhất là không trực tiếp), do hầu hết các sản phẩm của công ty không tồn tại trong quốc gia này.
Tuy nhiên, Google lại đầu tư nhiều tiền vào Trung Quốc, bao gồm một cơ sở nghiên cứu AI từng được họ công bố vào cuối năm 2017. Project Dragonfly – dự án được xem như nỗ lực của Google nhằm đưa công cụ tìm kiếm của mình quay lại Trung Quốc – là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy công ty cũng có mối quan tâm ở quốc gia này.
Do vậy, khi dừng hợp tác với Huawei, không nghi ngờ gì về việc Google sẽ không được chào đón ở Trung Quốc, và gần như chắc chắn các kế hoạch tài chính của họ cũng bị tổn thất.
Intel, Qualcomm, Broadcom, Microsoft và nhiều tổ chức khác của Mỹ đều có các ràng buộc về tài chính theo cách nào đó với Huawei. Lệnh cấm đối với Huawei sẽ khiến dòng tiền của các công ty này bị nghẽn lại, gây tổn thất về doanh thu cho tất cả các bên.
Cho dù tổn thất của những công ty này không ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới Android, nó cũng gián tiếp gây ra bất ổn. Khi mọi trụ cột của ngành smartphone Android đều bị các áp lực về tài chính từ lệnh cấm trên, nó sẽ tác động đến mọi yếu tố khác, thường bắt đầu từ hoạt động R&D. Được đầu tư ít hơn, chúng ta sẽ ít thấy các sáng tạo mới, sản phẩm được ra mắt ít hơn, và thậm chí các thiết bị Android sẽ có giá cao hơn.
Lệnh cấm có làm ra đời một đối thủ đáng gờm cho Android không?
Chúng ta đều biết rằng Huawei còn có "Kế hoạch B" – một hệ điều hành khác đang được phát triển. Các tin đồn cho rằng hệ điều hành này của Huawei có thể tương thích với các ứng dụng Androi và chuẩn bị ra mắt ngay trong năm nay.
Liệu hệ điều hành này có đủ tốt hay không? Gần như là không, ít nhất ban đầu là vậy. Android đã đi trước đến hơn 10 năm phát triển để được như ngày nay, đó là chưa kể đến các lợi ích từ bản chất mã nguồn mở của Android. Nếu bạn cần bằng chứng về việc hệ điều hành của Huawei có thể tồi tệ đến mức nào, hãy nhìn vào thực tế hiện nay – Huawei vẫn đang hoàn toàn phụ thuộc vào Android trong nhiều năm nay, đơn giản là vì đó là hệ điều hành tốt nhất họ có.
Giờ đây, mọi thứ đã khác. Với lệnh cấm cửa Huawei, công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tập trung hoàn toàn với hệ điều hành riêng của mình. Không nhiều khả năng cho thấy Huawei sẽ dừng sản xuất smartphone.
Dù vậy, rất có thể một thời gian nữa Huawei OS sẽ là mối đe dọa với sự thống trị của Android. Ngay cả khi ban đầu nó chưa phải là điều gì đáng kể, mối đe dọa đó sẽ lớn lên từng ngày khi kết hợp giữa sức mạnh công nghiệp của Huawei với việc chống lưng từ thị trường Trung Quốc. Đó là điều nhiều người từng thấy khi CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada vào năm ngoái.
Thử tưởng tượng về viễn cảnh một hệ điều hành di động được nhà nước bảo trợ và bắt buộc 1,4 tỷ dân Trung Quốc phải sử dụng. Điều này cũng có nghĩa Android sẽ mất đi một lượng người dùng khổng lồ. Ngay cả khi đó là một hệ điều hành tồi tệ, theo thời gian, nó sẽ trở thành một kẻ thách thức thực sự đối với Android.
Một số người sẽ cho rằng, việc cạnh tranh trong hệ điều hành di động là điều đáng mừng vì nó sẽ giúp Android trở nên tốt hơn. Đừng quên rằng mới hơn 20 năm trước thế giới hệ điều hành di động từng phong phú hơn nhiều bây giờ: BlackBerry OS, Windows Mobile, Palm OS, Symbian, … Tất cả những người chơi này giờ đều biến mất, bởi vì Android đã bành trướng với một tốc độ quá nhanh – Huawei OS cũng có thể làm điều tương tự như vậy.
Điều này cũng không có nghĩa Huawei OS sắp tiêu diệt Android. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng hệ điều hành non trẻ Huawei OS sẽ là loại đối thủ cạnh tranh được sinh ra để làm Android tốt hơn.
Huawei quá lớn để sụp đổ
Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới. Họ cũng là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Kết hợp hai yếu tố này với mối quan hệ giữa công ty với chính phủ Trung Quốc, bạn sẽ thấy ý nghĩa của cụm từ "quá lớn để sụp đổ."
Và cũng gần như chắc chắn rằng việc cấm vận Huawei có thể là điểm khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.
Trung Quốc chắc chắn sẽ phải bảo vệ Huawei đến cùng. Nhưng liệu Mỹ có làm điều tương tự như vậy khi có mối đe dọa với các công ty như Google hay Qualcomm không? Lệnh cấm đối với Huawei không phải dành cho công ty Mỹ, mà dành cho cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nếu bạn cho rằng điều đó không ảnh hưởng đến thế giới Android, nghĩ lại đi.
Quá nhiều thiệt hại
Nhiều công ty bị thiệt hại về tài chính, ít đầu tư cho các sáng tạo mới và người dùng có thể phải mua thiết bị với giá cao hơn, nguy cơ về một đối thủ tiềm năng với Android: quá nhiều thiệt hại cho một lệnh cấm.
Trước các cáo buộc của chính phủ Mỹ về việc Huawei có thể nghe trộm và gây ra các mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ, tất cả các tổn thất trên sẽ đều chỉ xem như thiệt hại ngoài dự kiến so với ý định mà chính phủ Mỹ muốn đạt được - hạ gục Huawei như họ đã từng làm với ZTE trước đây. Cho đến khi đó, các thiệt hại này vẫn sẽ lớn lên theo thời gian.
Tham khảo Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng