Lensbaby ra mắt loạt ống kính mới chứng minh iPhone vẫn phải "học hỏi" máy ảnh số nhiều
Với ống kính Composer II và Sweet 80 Optic thế hệ mới, thương hiệu nước Mỹ Lensbaby đã đem tới một công cụ hoàn hảo giúp người dùng có thể tạo ra những bức ảnh xóa phông mờ ảo đến mức khó tin.
Composer II và Sweet 80 Optic hỗ trợ đạt tối đa các điểm “sweet spot” Những điểm này duy trì khả năng lấy nét tốt nhất trên chủ thể, trong khi làm mở mọi cảnh vật xung quanh với những hình dạng bokeh đặc sắc.
Composer II và Sweet 80 Optic
Lensbaby khẳng định, bộ đôi ống kính kết hợp Composer II và Sweet 80 Optic cho phép các nhiếp ảnh gia có thể đạt “sweet spot” ở độ dài tiêu cự lớn hơn so với nhiều mẫu ống kính di động khác.
Theo đó, Composer II và Sweet 80 Optic hỗ trợ tiêu cự 80mm, 12 lá khẩu với khẩu độ f/2.6. Riêng mẫu ống kính Composer II có khả năng nghiêng 15 độ kèm nhiều tùy chọn mount khác nhau bao gồm: Nikon F, Canon EF, Sony E, Sony Alpha A, Fuji X, Micro 4/3, Pentak K và Samsung NX.
Composer II cũng thuộc nhóm ống kính hoán đổi quang học (Optic Swap System) của Lensbaby, nhờ đó người dùng có thể thay đổi thấu kính để đạt được các hiệu ứng khác nhau. Hãng đồng thời giới thiệu thêm Creative Bokeh Optic với thành phần thấu kính 50mm, không tráng phủ và 12 lá khẩu. Người dùng có thể tùy ý thay thế các hình dạng tấm chắn để tạo hình bokeh theo ý muốn.
Loạt sản phẩm Composer II và Sweet 80 Optic sẽ lên kệ vào đầu tháng 10 với giá 380 USD (khoảng 8,6 triệu đồng). Tuy nhiên nếu bạn đã có ống kính Optic Swap System và chỉ muốn một chiếc Sweet 80 Optic, giá bán lẻ của sản phẩm chỉ 200 USD (khoảng 4,5 triệu đồng). Cuối cùng, Creative Bokeh Optic sẽ có giá 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng).
Một số ảnh chụp từ bộ ba sản phẩm Composer II kết hợp Sweet 80 Optic và Creative Bokeh Optic:
Tham khảo Slashgear
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?