LG OLED TV và “độc chiêu” điều chỉnh chiếc TV cá nhân hoá không phải ai cũng biết!
Sở hữu những ưu điểm vượt trội, giờ đây người dùng hoàn toàn có thể cá nhân hoá TV LG OLED thế hệ mới theo một "chất riêng" mới lạ.
Ở những năm gần đây, TV không còn đơn thuần chỉ là một thiết bị điện tử gia dụng thông thường của mỗi nhà, thay vào đó, các hãng sản xuất đều đã nâng cấp lên các dòng TV thông minh với nhiều tính năng hỗ trợ cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Với nhiều tính năng hơn, đa dụng hơn, TV giờ còn là một món nội thất thời trang tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà bạn.
Dòng sản phẩm TV OLED mới ra mắt của LG hội tụ các ưu điểm tuyệt đỉnh như thiết kế tinh xảo, tấm nền OLED evo cao cấp, bộ xử lý α9 Gen 5 AI mạnh mẽ, tích hợp các tính năng AI thông minh hay là khả năng hỗ trợ xem phim, chơi game tối tân tất cả trong một. Với vô vàn những ưu điểm nổi bật, dòng TV LG OLED giúp người dùng cá nhân hoá thiết bị theo một "chất riêng".
Là một người dùng LG OLED lâu năm, anh Trần Phong, một chuyên gia trong lĩnh vực nghe nhìn cho biết dòng sản phẩm TV OLED mới của LG là sự lựa chọn hàng đầu cho những nhu cầu sử dụng hàng ngày. Và để trải nghiệm "đạt đỉnh", đây là những "độc chiêu" mà anh ứng dụng hàng ngày giúp cá nhân hoá chiếc TV theo sở thích bản thân.
Theo anh điều gì khiến anh lựa chọn TV LG nói chung và dòng TV LG OLED nói riêng?
Bản thân mình đã sử dụng TV LG gần 10 năm nay. Ngay từ đầu mình chọn TV của LG thực chất là do chiếc điều khiển bay Magic Remote dùng cực tiện. Nếu từng dùng qua các dòng smart TV khác thì bạn sẽ thấy trên thị trường gần như không có một hãng nào có thể làm được chiếc điều khiển bay xịn như LG. Việc dùng Magic Remote để thao tác giúp mình tự tin hơn khi trải nghiệm các mẫu TV của LG, đặc biệt là khi điều hướng hay nhập liệu văn bản. Bản thân chuột bay của LG cũng đã được tinh chỉnh sao cho đáp ứng được nhu cầu của người dùng khi sử dụng.
Ngoài ra Magic Remote của LG còn được tích hợp cả kết nối NFC, nó giúp mình có thể kết nối nhanh chóng smartphone với TV ngay lập tức mà không cần tới các thao tác rườm rà, đồng thời tích hợp micro để thực hiện ra lệnh giọng nói.
Còn về dòng OLED của LG thì hiện tại TV OLED trên thị trường không có quá nhiều sự lựa chọn, chứ chưa nói tới các dòng TV OLED có giá thành hấp dẫn. LG hiện tại đang là nhà sản xuất phân phối đa dạng TV OLED, trải dài từ phân khúc tầm trung cho tới cao cấp và siêu cao cấp. Chính nhờ vậy mà TV OLED của LG luôn nằm trong top sự lựa chọn ưu tiên của mình.
Anh sử dụng TV OLED của LG với những nhu cầu gì hàng ngày?
Mình chủ yếu dùng TV để xem phim và chơi game. Thật may mắn khi dòng TV OLED mới của LG lại hỗ trợ rất tốt 2 nhu cầu này của mình. Một mẹo nhỏ cho các bạn có thể trải nghiệm xem phim điện ảnh và chơi game tốt nhất là sử dụng chế độ Picture Mode, đổi sang Cinema cho phim và Game cho chơi game. Các chế độ này được tối ưu hoá cho khả năng hiển thị chuẩn và đẹp với từng nhu cầu.
Anh có thể chia sẻ một vài "bí kíp" để cá nhân hoá chiếc TV OLED?
Để mà cá nhân hoá TV thì có vô vàn cách. Hiện tại trong nhà mình đang dùng khá nhiều thiết bị khác của LG gồm tủ lạnh, điều hoà, máy giặt và robot hút bụi, và mình hoàn toàn có thể biến chiếc TV của LG trở thành trung tâm Smart Home, quản lý và theo dõi toàn bộ các thiết bị khác trong nhà thông qua nền tảng LG ThinQ Connect TV.
Với ThinQ Connect TV, các thiết bị nằm trong hệ sinh thái sẽ được hiển thị với giao diện trực quan ngay trên màn hình TV để người dùng có thể theo dõi một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người dùng cũng có thể thiết lập các mạng lưới thiết bị thông minh, tự động hoá các thiết bị này theo lịch trình thiết lập trước và luôn luôn trong tầm kiểm soát hệ thống này.
Ngoài ra, một tip nhỏ nữa là LG ThinQ Connect TV có thể hoạt động với cả smartphone, người dùng cũng có thể theo dõi các thiết bị thông minh trong hệ thống trực tiếp trên smartphone khi đang ở ngoài hay đang di chuyển, từ đó giúp cập nhật trạng thái liên tục về ngôi nhà của bạn.
Một trong những tính năng ưa thích của mình với các dòng TV LG nói chung và OLED nói riêng là khả năng tạo các profile khác nhau cho từng người trong gia đình. Ví dụ như mình hay xem thể thao và phim thì sẽ có một profile chỉ đề xuất các nội dung liên quan tới thể thao và phim ảnh, còn con mình cũng sẽ có một profile riêng để đề xuất các nội dung hoạt hình và ca nhạc thiếu nhi chẳng hạn. Việc thiết lập profile giúp các nội dung đề xuất được tách biệt cho từng người trong gia đình chứ không bị lộn xộn.
Nhờ trang bị chip xử lý a9 Gen5 AI mà giờ đây các tính năng AI trên TV LG được mình sử dụng thường xuyên hơn. Cụ thể, nhà mình đang có 2 TV LG nên tính năng Room to Room Share cực kỳ tiện dụng để chuyển nội dung đang xem từ TV phòng khách sang TV phòng ngủ khi cần. Con chip a9 mới cũng giúp xử lý các tác vụ AI tốt hơn như ra lệnh bằng giọng nói khi TV ở chế độ Luôn sẵn sàng (Always Ready), mình có thể yêu cầu chiếc TV bật nhạc, hỏi thời tiết hay thay đổi các hình nền động khác nhau.
Với sự phát triển của các nền tảng streaming service thì việc trải nghiệm xem phim trên TV LG OLED là một trải nghiệm cực kỳ đỉnh cao. Mình là một người đam mê các bộ phim chất lượng cao, việc chọn TV OLED của LG với các công nghệ như Dolby Vision, Dolby Atmos, Precision Details giúp "tối đa hoá" trải nghiệm nghe nhìn luôn được mình ưu tiên.
Xin cảm ơn anh vì những chia sẻ!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng