Vậy là chấm dứt câu chuyện thiết kế mô-đun trở thành xu hướng tiếp theo dành cho smartphone.
LG, nhà sản xuất điện thoại có tên tuổi đầu tiên “trình làng” một chiếc điện thoại có thiết kế mô-đun, rất có thể sẽ loại bỏ tính năng đột phá trên LG G5 để thay vào đó là một thiết kế mang tính truyền thống hơn bao gồm kim loại và kính nếu như những tin đồn gần đây là sự thật.
Tờ ETNews của Hàn Quốc, đã từng có tiền sử “đoán đúng” về những chiếc smartphone chưa được ra mắt trong quá khứ, cho rằng flagship tiếp theo của LG (có thể được gọi là G6), sẽ được trang bị mặt lưng bằng kính được bo cong ở 2 bên màn hình, giống như đằng sau của chiếc Galaxy S7.
Bỏ qua thiết kế mô-đun, rất có thể LG G6 sẽ quay trở lại với vật liệu nhôm và kính quen thuộc
Mặt lưng bằng kính không chỉ mang lại cảm giác cao cấp, sang trọng mà còn có thể đánh dấu sự trở lại của sạc không dây, một tính năng mà LG đã loại bỏ từ chiếc G2.
Chiếc G6 rất có thể sẽ có khả năng chống nước, khiến nó ở cùng đẳng cấp với Samsung và Apple, hai cái tên đã tung ra những smartphone flagship "biết bơi" trong năm nay.
Những thông tin bị rò rỉ trước đó cho biết rằng G6 sẽ có một thiết kế kim loại nguyên khối, tuy nhiên giờ lại xuất hiện tin đồn đối lập cho rằng thiết kế bên trên chỉ là những ý tưởng ban đầu và không phải là sản phẩm chính thức.
Dù LG có quyết định chọn vật liệu làm máy là kính hay kim loại đi chăng nữa, thứ bị “bỏ rơi” ở đây không phải là chúng. Mà đó là thiết kế điện thoại mô-đun.
LG G5 nổi bật với phụ kiện LG Friend
G5 nổi bật nhờ có khả năng thay đổi, kết nối với những LG “Friend” – phụ kiện dành riêng cho chiếc điện thoại này, ví dụ như một mô-đun máy ảnh, hay một mô-đun âm thanh chất lượng cao.
Lẽ ra nó đã là một ý tưởng hết sức tuyệt vời… nếu như LG làm tốt hơn với cơ chế hoạt động của việc lắp ghép các phụ kiện mô-đun, thu hẹp khoảng trống lớn giữa phần thân máy và LG Friend cũng như sáng tạo ra nhiều mô đun đa dạng, hấp dẫn hơn. Với số lượng báo cáo mô-đun hỏng và không hoạt động của G5 nhiều không kể, cũng chẳng khó để biết được rằng LG không hiểu mình đang làm gì.
Khách hàng thờ ơ, lãnh đạm với G5 đã “giết chết” nỗ lực tạo ra một chiếc điện thoại có thiết kế mô-đun. Việc Google cũng hủy bỏ dự án Project Ara, chiếc smartphone của riêng họ, chứng minh việc người dùng chẳng mặn mà gì với một chiếc di động “biến hình” cả.
Nhưng lại không thu hút được nhiều người dùng
Vào thời điểm hiện tại, Lenovo có vẻ như là công ty duy nhất vẫn tiếp tục “nuôi sống” những chiếc smartphone mô-đun. Gã khổng lồ Trung Quốc này mới đây cho biết đang có dự kiến tung ra 12 phụ kiện “Moto Mods” cho những chiếc Motorola Moto Z mỗi năm.
Nhiều chuyên gia cho rằng Lenovo đã tạo ra được một trải nghiệm thực tế và hoàn thiện hơn LG ở khoản thiết kế mô-đun. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng những phụ kiện Mods này quá đắt đỏ, và cũng chẳng tốt hơn những phần mà nó thay thế là bao nhiêu.
Việc chuyển sang một thiết kế truyền thống sẽ không mang lại nhiều đột phá, mới mẻ, tuy nhiên nó sẽ giúp LG chiếm lại cảm tình trong lòng người tiêu dùng.
Khi mà có nhiều người muốn tiếp tục sử dụng một chiếc Galaxy Note7 – smartphone bị dừng sản xuất và thu hồi lại cho nhà mạng khắp mọi nơi – hơn là đổi sang một chiếc điện thoại LG, thì công ty phân phối sản phẩm phải chấp nhận rằng chiến thuật hiện tại của mình không ổn chút nào.
Theo Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng