Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Chicago, Mỹ. Và chiếc Boeing 777 là một trong những đứa con mà hãng máy bay này tự hào nhất.
- Cộng đồng Reddit nổi loạn sau khi ban quản trị trang xóa video bác sĩ gốc Việt bị nhân viên United Airlines kéo khỏi máy bay
- Bạn đã biết từng có một loại máy bay chiến đấu chạy bằng... than đá?
- Khám phá những bí mật giúp máy bay chiến đấu "Chim Đen" vẫn giữ kỷ lục về tốc độ và độ cao trong suốt 40 năm qua
- Trung Quốc chế tạo thành công máy bay không người lái có khả năng bay liên tục trên không trong nhiều tháng liền
- Cận cảnh Stratolaunch - Chiếc máy bay lớn nhất thế giới tới từ đồng sáng lập Microsoft, ông Paul Allen
Năm 1994, Boeing 777 đã cất cánh chuyến bay đầu tiên, mở đầu cho sự phát triển của ngành hàng không.
Qua vài chục năm, các hãng chế tạo sẽ cho ra đời một mẫu máy bay giúp định hình lại tư duy về ngành hàng không dân dụng. Vào năm 1957, Boeing đã có bước tiến lớn với chiếc máy bay phản lực Boeing 707. Năm 1969, Boeing đã khiến cả ngành hàng không sững sờ khi giới thiệu mẫu máy bay mới - Boeing 747. Và lịch sử đã được lặp lại vào năm 1994 với Boeing 777.
Trong 20 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, Boeing 777 đã trở thành chiếc máy bay vận tải đường dài đáng tin cậy đối với các hãng hàng không quốc tế trên khắp thế giới. Đến tháng 5 năm 2017, Boeing đã bán được gần 1911 chiếc 777 - trở thành chiếc máy bay thân rộng bán chạy nhất trong lịch sử công ty.
Và đây là một vài hình ảnh về lịch sử hào hùng của chiếc Boeing 777.
Chiếc Boeing 777 được hãng hàng không United mua đầu tháng 10 năm 1990.
Hành trình của chiếc Boeing 777 được bắt đầu vào tháng 10 năm 1990 với đơn hàng từ hãng hàng không United Airlines cho một chiếc máy bay động cơ đôi, thân rộng to hơn chiếc Boeing 767.
Hình ảnh chiếc Boeing với logo của hãng hàng không United Airlines.
Nhưng nhỏ hơn mẫu phản lực 747.
Hình ảnh ông Alan Mullaly.
Ông Alan Mullaly là giám đốc chương trình 777. Tuy nhiên ông đã từ chức tại Boeing để trở thành CEO cho công ty ô tô nổi tiếng - Ford Motor vào năm 2006.
Trong 8 năm gắn bó với Ford, Mulally đã dẫn dắt công ty vượt qua những tháng ngày đen tối của sự khủng hoảng tài chính mà không cần tới sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Từ đó, giám đốc tiền nhiệm của dự án 777 được đánh giá là vị CEO tuyệt vời nhất trong lịch sử của công ty Ford... mà không mang họ Ford.
Boeing 777 trong một buổi triển lãm.
Ngay từ ban đầu, chiếc Boeing 777 đã rất đặc biệt, nó là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế toàn bộ bằng máy tính.
Hình ảnh chiếc Boeing 777 trước ánh mắt ngưỡng mộ của hàng ngàn người.
Nhờ sử dụng công nghệ đồ họa 3D, Boeing có thể số hóa đầy đủ các thông số kỹ thuật trước khi lắp ráp của chiếc máy bay 777. Nhờ đó, Boeing đã không cần sử dụng tới mô hình truyền thống - mô hình bằng đất sét rất tốn kém và mất thời gian.
Chiếc 777 đang được lắp ráp tại Everett, Washington.
Boeing đã lựa chọn sản xuất chiếc 777 tại xưởng của họ ở Everett, Washington.
Chiếc Boeing đang đón khách, chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo.
Mặc dù chiếc 777 nhỏ bé hơn chiếc 74, nhưng nó vẫn là một chiếc máy bay to lớn với chiều dài 63,7m, chiều rộng sải cánh lên tới hơn 58m và trọng lượng gần 230 tấn.
Động cơ phản lực của đươc thiết kế bởi Rolls-Royce, Pratt & Whitney và GE.
Động cơ phản lực của Boeing 777 đươc thiết kế bởi Rolls-Royce, Pratt & Whitney và GE là chiếc động cơ lớn nhất từng được gắn cho máy bay chở khách chặng dài.
Bộ phận hạ cánh ba trục.
Đây là bộ phận hạ cánh ba trục chính của chiếc Boeing 777.
Hình ảnh buồng lái của chiếc Boeing 777.
Buồng lái của chiếc 777 được thiết kế rất đẹp mắt với 2 chỗ ngồi cho cơ trưởng và phó cơ trưởng.
Hình ảnh khoang hạng sang trên chiếc Boeing 777.
Khoang hạng Nhất của máy bay được thiết kế tạo cảm giác sang trọng, thoải mái.
Hình ảnh khoang phổ thông.
Ở khoang phổ thông, khoang được thiết kế giúp hành khách cảm thấy dễ chịu hơn khi đi chuyến bay đường dài với các lựa chọn giải trí thú vị.
Chuyến bay cất cánh đầu tiên của chiếc Boeing 777.
Vào 12 tháng 6 năm 1994, mọi nỗ lực của Boeing đã đâm hoa kết trái khi chuyến bay Boeing 777 đầu tiên được cất cánh.
Chiếc Boing 777 đang sải cánh trên trời cao.
Chiếc Boing 777 có thể chở được 305 tới 440 hành khách bay với độ cao lên tới hơn 13.300m. Máy bay có thể tăng tốc tới gần 990 km/h ở độ cao hơn 11.500m.
Tháng 6 năm 1995, chiếc 777 đã đầu quân cho hãng hàng không United Airlines, đánh giấu bước đầu tiên trong cuộc cách mạng thay đổi ngành hàng không.
Hình ảnh chiếc Boeing.
Người ta đồn rằng tính an toàn của máy bay tỉ lệ thuận với số lượng động cơ mà chiếc máy bay đó có. Và kết quả là những chiếc máy bay như Boeing 707, Douglas DC-8, và sau đó, mọi chiếc Boeing 747 đều có 4 động cơ.
Chiếc máy bay Douglas DC-8 đang cất cánh.
Chiếc Boing mang trên mình logo của hãng hàng không quốc tế Pan Am.
Nếu không may có 1 động cơ ngừng hoạt động trong lúc đang bay thì vẫn còn 3 chiếc nữa hoạt động để đảm bảo an toàn cho mọi hành khách trên chuyến bay.
Chiếc máy bay phản lực với 3 động cơ và kích thước khiêm tốn hơn.
Trước đó, khi kĩ thuật động cơ Turbo phát triển, những chiếc máy bay nhỏ bé hơn với 3 động cơ như McDonnell-Douglas DC-10 hay chiếc Lockheed L-1011 Tristar đã từng trở thành trào lưu.
Chiếc máy bay phản lực với 3 động cơ và kích thước nhỏ hơn.
Chiếc máy bay thân rộng 2 động cơ thời kì đầu.
Trong khoảng thời gian đó, những chiếc máy bay thân rộng 2 động cơ đầu tiên như Airbus A300B2 được hạ xuống các tuyến bay có chặng trung bình.
Chiếc máy bay 2 động cơ.
Năm 1985, Cục Quản lý Hàng không Liên bang đã giảm nhẹ các hạn chế trên các tuyến bay có thể bay bằng máy bay hai động cơ bằng cách cho chiếc 767 hạng ETOPS 120. Điều đó cho phép chiếc 767 vận hành các tuyến với tối đa 120 phút bay trên mỗi động cơ cách xa sân bay gần nhất. Sự thay đổi quy tắc này cho phép chiếc 767 vượt qua Đại Tây Dương: mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà điều hành máy bay.
Chiếc Boeing mang logo của hãng hàng không United Airlines.
Với chiếc 777, Boeing đã thành công trong việc thuyết phục chính phủ trao cho máy bay tiêu chuẩn ETOPS 180.
Chiếc máy bay 2 động cơ.
Sự thay đổi này đã khiến cho các máy bay 3 động cơ hiện đại như McDonnell-Douglas DC-10 bị xếp xó. Chúng đơn giản không thể cạnh tranh với các tính năng chuyên chở hành khách của những chiếc máy bay 4 động cơ. Đồng thời cũng không thể cạnh tranh với những chiếc máy bay 2 động cơ với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều mà hiệu quả cũng không kém.
Chiếc máy bay động cơ đôi.
Tuy nhiên, những chiếc may bay phản lực 4 động cơ cũng không thoát khỏi cái bóng của chiếc 777. Cùng với chiếc Airbus A330 động cơ đôi, chiếc Boeing 777 đã làm doanh số bán những chiếc máy bay bốn động cơ giảm đi đáng kể.
Ngay cả chiếc máy bay cỡ siêu lớn Airbus A380 cũng chịu chung số phận.
Trong năm 1996, Boeing tung ra một phiên bản mạnh mẽ hơn của 777 gọi là 777-200IGW và sau được đổi tên thành 777-200ER
Chiếc Boeing 777-200ER.
Năm 1998, Boeing đã kéo dài chiếc 777 lên 550 chỗ ngồi và đặt tên phiên bản này là 777-300.
Chiếc Boeing 777-300.
Năm 2002, Boeing đã gần như đứng trên đỉnh ngành sản xuất máy bay với phiên bản mở rộng của Dash 300 với tên gọi 777-300ER. Với hơn 800 chiếc được bán ra, chiếc 300ER là phiên bản đắt hàng nhất của 777 cho tới hiện nay.
Chiếc Boeing 777-300ER.
Năm 2006, Boeing ra mắt chiếc 777 siêu dài tên 777-200LR.
Chiếc Boeing 777-200LR.
Chiếc 777-200LR có thể mang tới 301 hành khách bay với độ cao gần 18.000 km.
Chiếc Boeing 777-200LR đang cất cánh.
Ngày nay, 777 là một trong những chiếc máy bay đường dài phổ biến nhất trên thế giới. Và được phục vụ cho những hãng hàng không nổi tiếng như American Airlines,
Boeing 777 với logo của hãng hàng không American.
...hãng hàng không Delta,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Delta.
...United Airlines,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không United.
...Singapore Airlines,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Singapore.
...Qatar Airlines,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Qatar.
...Etihad Airlines,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Etihad.
…Air France,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Air France.
...Air China,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Smiling China.
... Air Canada,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Air Canada.
...Air New Zealand và,...
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Air New Zealand.
...Turkish Airlines.
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Turkish Airlines.
Tuy nhiên, không có khách hàng nào của Boeing tuyệt vời hơn Sheikh Ahmed bin Saeed Al Maktoum. Năm 1996, hãng hàng không Dubai của Sheikh đã nhận được nhận chiếc Boeing 777-200 đầu tiên.
Hình ảnh Sheikh Ahmed bin Saeed Al Maktoum.
Trong 2 thập kỉ tiếp theo, hãng Emirates sẽ trở thành hãng hàng không toàn cầu lớn nhất thế giới với hơn 120 chiếc Boeing 777.
Boeing 777 với logo của hãng hàng không Emirates.
Trên thực tế, Emirates sở hữu 15% tổng số những chiếc Boeing 777 từng được bán ra.
Gara máy bay của hãng Emirates.
Với hơn 20 năm phục vụ, Boeing 777 đang chuẩn bị để thực hiện một bước thay đổi lớn. Theo dự tính, năm 2019, Boeing sẽ cho ra mắt thế hệ mới 777X. Cũng không quá ngạc nhiên khi một nửa đơn đặt hàng trước cho chiếc 777X đến từ hãng hàng không từ Dubai - Emirates.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng